Page 61 - Bí Mật Về Thế Giới Động Vật
P. 61
mối sau đó mói phát huy tác dụng. Những con mối bị nhiễm chất đó liên
tục cọ xát cơ thể cho đến khi bong da đến chết thì thôi. Đây là phương
pháp vừa an toàn lại vừa kinh tế. Cuối cùng đã lần lượt tiêu diệt toàn bộ
những con mối phá hủy tượng Nữ thần Tự do.
Tại sao dù đi kiếm mồi rất xa loài kiến
vẫn không bị lạc đường về?
Kiến là loài côn trùng sống quần thể. Tổ của chiing thường được xây
ở những noi như; khe đá, dưói đất... Do những noi này nguồn thức ăn
thiếu thốn vì thế kiến thưòng ra ngoài kiếm ăn khi thòi tiết khí hậu trong
lành, nhiệt độ thích họp. Có lúc chúng đi đơn lẻ, có lúc kết thành bầy
đàn, bò lên mặt đất để tìm kiếm thức ăn. Có khi chúng phải đi một đoạn
đường rất dài mói có thể tìm được thức ăn. Thế nhưng, cho dù có đi xa
bao nhiêu, thì cuối cùng kiến cũng vẫn có thể trở về tổ của chúng một
cách chính xác mà klaông bị lạc đường.
Trước hết kiến dựa vào thị giác rất phát triển của mình. Từ dưói đất
cho đến không trung, tất cả lìhững cảnh vật ở bên ngoài đều có thể trở
thành vật chuẩn giúp cho chúng lìhận biết đường đi. Cho dù xung quanh
bị che khuất nhmig vị trí của mặt tròi và ánh sáng phản xạ xuống mặt
đất vẫn có thể chỉ rõ những phương hướng giúp chúng trở về tổ một cách
chứih xác.
Những con kiến có kinh nghiệm phong phú thường thường có "tuổi"
tương đối. Số lần ra ngoài kiếm thức ăn cũng nhiều hơn do đó càng có
khả năng căn cứ vào góc độ sự phản xạ của ánh sáng mặt tròi để nhận
biết ra vị trí noi ở của chúng.
Trong lịch sử phát triển của loài côn trùng, kiến tự hình thành các
quần thể kiến sống tập trung. Giữa các cá thể của chúng có mối quan hệ
tương hỗ nhau một cách chặt chẽ. Quan hệ này dựa trên tác drmg của
chất hooc-môn ở bên ngoài, đây là loại chất thu thập thông tin do loài
côn trùng tiết ra. Những con kiến đi ra ngoài một mình cho dù có đi xa
đến mấy chúng đều có khả năng tập họp nhau lại dưới sự tác dụng của
chất hooc-môn ở bên ngoài.
-61 -