Page 69 - Bệnh Tụy Cách Phòng Và Điều Trị
P. 69
Bệnh Tụy
8. Không mang tâ't vá, tất có đường chỉ khâu,
phải thay tất hàng ngày, tâ't luôn luôn sạch, không
mang nịt bít tất, không đi giày không có tất.
9. Không đi dép có dây giữa các ngón chân.
10. Klii cắt móng chân chú ý cắt theo đường
cong vòng của móng, không được giật, kéo phần
móng còn lại 2 góc đầu móng chân.
n . BIẾN CHỨ NG NHA CHU ở BỆNH NHÂN
TIỂU ĐƯỜNG
Nhiều nghiên cứu cho thây bệnh nhân đái
tháo đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao gấp
2,8-3,4 lần so với người không mắc bệnh nàv.
Bệnh nha chu chủ yếu có 2 dạng: Viêm nướu
(viêm lợi) và viêm nha chu (viêm quanh răng).
Viêm nướu có thể tồn tại lâu dài mà không nặng
thêm. Nhưng từ tuổi 35-45 trở đi, viêm nướu có thể
nặng thêm và trở thành viêm nha chu. Nguyên
nhân của sự thay đổi này là vì người có tuổi thường
bộc lộ nguyên ĩìhân do gene (di truyền) hoặc một số
bệnh khác như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nha chu là do vi
khuẩn ở trong miệng. Hầu hết các loại vi khuẩn của
viêm nướu và viêm nha chu đều có trong mảng
bám (bựa) và trong cao răng. Với số lượng lớn,
chúng gây ra sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha
chu. Trong trường hỢp bị suy giảm miễn dịch, bệnh
70