Page 90 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 90
và có hiện tượng tăng tiết chất nhày và đờm. Một
người bệnh được chẩn đoán là bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính khi có biểu hiện ho, khạc đờm trên 3 tháng
trong một năm và biểu hiện liên tiếp như vậy trong
vòng 2 năm trở lên, khó thở ngày càng tăng. Bệnh
nhân thường phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển.
Đờm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường
trong hoặc hơi đục, đôi khi có màu hơi vàng. Khi
dùng ống nghe để nghe phổi thì thấy có ran như ran
rít, ran ngáy, ran ẩm to hạt, ran nổ. Nếu cơ sở y tế có
điều kiện đo chức năng hô hấp sẽ thấy chỉ số thông
khí tắc nghẽn không hồi phục, ớ đây cũng cần quan
tâm đến bệnh về hô hấp, cũng gây khó thở đó là bệnh
hen suyễn. Bệnh hen suyễn thường xuất hiện vào ban
đêm hoặc khi thời tiết thay đổi hoặc gặp dị nguyên
như phấn hoa, tôm, cua... và thường có tiền sử bị bệnh
hen từ lúc còn nhỏ tuổi; tiền sử gia đình có người bị
hen suyễn hoặc mắc một số bệnh dị ứng như mề đay,
viêm da dị ứng. Bệnh cũng có ho, khó thở (khó thở
vào), tăng tiết, khi nghe phổi cũng có ran rít, ran ngáy,
có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng có khả năng hồi
phục. Cả hai bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính đều hay tái diễn và đều có khả năng trở
thành tâm phế mạn. Tuy vậy bệnh hen suyễn dẫn đến
suy hô hấp và tâm phế mạn chậm hơn bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính. Bệnh hen suyễn sẽ lên cơn hen cấp
tính mỗi khi gặp phải chất gây dị ứng (dị ứng nguyên)
hoặc chất kích thích trong khi bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính không nhất thiết như vậy. Để chẩn đoán
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người ta dùng phế dung
ký. Phế dung ký giúp cho vệc chẩn đoán phân biệt các
bệnh gây tắc nghẽn đường thở như hen suyễn, bệnh
9 0 LÈ ANH SON bi.