Page 87 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 87

thở gắng sức, khó thở thường xuyên hoặc khi thay đổi
      thời tiết mới đi khám bệnh  thì bệnh thường đã ở giai
      đoạn muộn, chức năng phổi đã suy giảm nhiều, do vậy
      việc điều trị thường ít mang lại hiệu quả.
          Trong giai đoạn nặng của bệnh, lòng phế quản bị
      chít hẹp nhiều, niêm  mạc viêm, phù nề, các sỢi, vách
      liên kết quanh tiểu phế quản tận và giữa các phế nang
      bị  phá  hủy,  làm  cho  lòng  tiểu  phế  quản  bị  tắc  hẹp
      thường xuyên, đặc biệt mỗi khi người bệnh thở ra càng
      làm gia tăng tình trạng ứ khí. Các thành phế nang rất
      mỏng, lại bị phá hủy nhiều do khói thuốc lá, khi chịu
      tác  động của sự căng giãn  thường xuyên  lại càng làm
      gia tăng tình trạng căng giãn nhu mô phổi, lâu dài làm
      lồng  ngực  người  bệnh  căng  phồng  lên,  có  thể  thấy
      bằng mắt thường là lồng ngực có đường kính trước sau
      lớn hơn đường kính ngang, khi đó gọi là lồng ngực có
      hình thùng.
          Trong  giai  đoạn  nặng  của  COPD,  không  khí  ra
       vào  phổi  bị  cản  trở  và  không  được  đổi  mới  thường
       xuyên,  bên  cạnh  đó,  do  vách  các  phế  nang  (túi  chứa
       khí của phổi) cũng bị phá hủy, lại càng làm cản trở sự
       trao  đổi  khí  do  vậy  làm  nồng  độ  khí ôxy  trong  máu
       bệnh  nhân  bị  giảm,  tích  đọng  nhiều  khí  cacbonic.
       Tình  trạng thiếu ôxy thường xuyên sẽ ảnh  hưởng tới
       hoạt động của nhiều cơ quan đặc biệt là tim.
          Những bệnh nhân đã có suy hô hấp, thông thường
       sẽ ảnh  hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống,
       người bệnh ít đi lại, chủ yếu sống trong gia đình, giao
       tiếp xã hội bị hạn chế, chất lượng công việc, tình cảm
       của  bệnh  nhân  bị  ảnh  hưởng  nghiêm  trọng...  về  lâu
       dài, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác cô đơn, cảm
       giác  mình  trở  thành  gánh  nặng  cho  gia  đình  và  xã

                             BênẰ kô kắp,  ken suyễn và cách ắiều tri 87
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92