Page 303 - 750 Cây Lá Thuốc Nam
P. 303

337. Kim tinh thảo:
                Tên khoa học : P yrrh osia lingua (Thunb)
                Còn  được  gọi  là  thạch  vĩ.  Thường  mọc  hoang  ở  nhiều  nơi
             nước ta. Dùng lá, toàn thân rễ tươi hay khô.
                Theo  tài  liệu  cổ:  VỊ  đắng  ngọt,  hơi  hàn,  vào  kinh  phế và
             bàng quang. Tác dụng của Kim tinh thảo là lợi tiểu, làm thuốc
             lợi tiểu,  thông lâm, thanh thấp nhiệt,  tiểu ra máu, viêm niệu
             đạo,  tiểu ra  sỏi.  Nếu với  dầu  dậu  nành xức  lên nơi tóc không
             mọc  để  chữa  bệnh  tóc  rụng,  làm  mát  gan.  Ngày  dùng  từ  8
             gram đến 12 gram dưới dạng thuốc sắc.


              338. Kỉnh giới:
                Tên khoa học : Origanum, siyriacum
                Kinh giới trồng tại nhiều nơi ở Việt Nam.  Nếu lấy hoa phơi
             khô  dược gọi là Kinh giới tuệ.
                Theo  tài  liệu  cổ,  Kinh  giới  có  vị  cay,  tính  ôn  vào  hai  kinh
             phế và can.  Kinh giới có hai loại nhưng có tác dụng như nhau,
             tác  dụng trị  cảm,  sốt, cảm nắng,  làm gia vị,  ăn rau tươi,  phát
             biểu  khử  phong,  thanh  nhiệt,  tán  ứ,  nhức  đầu,  yết  hầu  sưng
             đau,  đẻ  xong bị  huyết vận.  Kinh giới  sao  đen tồn tính (không
             cháy  khét)  thì  cầm  máu,  tiểu  ra  máu,  đổ  máu  cam,  băng
             huyết.  Khi  bị  cảm  nắng  nấu  nồi  xông  với  Kinh  giới  để  giải
             cảm.  Kinh  giới  đâm  nhỏ  sát  lên  sông  lưng.  Liều  dùng  từ  8
             gram  đến  14  gram  sắc  uống hay  bột.  Tự ra mồ  hôi  thì không
             dùng được.
                Kinh giới có khả năng thông huyết mạch, ăn tươi như lá tía
             tô. Sắc uống tác dụng an thai, có thai bị ói.




            210
   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308