Page 263 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 263
nhiệt liệt. Thấy tôi nói giọng miền Nam, các mẹ, các chị bao quanh
hỏi thăm sức khỏe, tỏ thiện cảm đặc biệt. Một bà khoảng trên dưới
sáu mươi kéo tay tôi ngồi xuống ghế vui vẻ nói:
- Bắc Nam một nhà. Chúng tôi có bổn phận góp của góp người ủng
hộ tiền tuyến để bộ đội ta thêm sức mạnh đánh đuổi giặc xâm lăng.
- Dạ, bà nói phải. Chắc các anh chị trong gia đình ta cũng tham gia
quản đội cả? Hôm nay cụ ông có dự cuộc họp mặt này không?
- Ông nhà tôi hy sinh từ thời chống Pháp trong chiến dịch Biên
giới năm 1950. Lúc ấy, cháu lớn của tôi mới 10 tuổi, còn cháu nhỏ
mới 3 tuổi, một trai một gái. Thằng cả hiện đang trong quân ngũ, đại
úy rổi, công tác ở Quảng Bình, nghe đầu sắp đi B. Còn con gái út đi
Thanh niên xung phong, ở mãi tận Trường Sơn cơ!
- Vậy bà ở nhà với ai?
- Với cô dầu cả và hai mụn cháu nội. Mình có tuổi rồi không đóng
góp được nhiều, ở nhà lo nhà cửa, bếp núc, lợn gà để u cháu ra đổng
kiếm thêm công điểm.
- Dạ tôi nghĩ gia đình ta có hai con mà cả hai đểu đi chiến đấu, đó
là sự đóng góp quá lớn rồi.
- Vâng, thì có, nhưng so với nhiểu người khác mình còn kém hơn,
như bà Lẫm trong xóm tôi, có ba con trai tuổi san sát nhau, thế mà đi
bộ đội tất. Chúng nói “Phát huy truyền thống tổ tiên mình phải làm
sao cho xứng danh con cháu của Trường Yên mới phải”.
Nghe bà nói tôi thấy lòng mình càng thêm yêu thương, cảm phục
trước sự hy sinh thầm lặng mà lớn lao của đồng bào miền Bắc. Tôi
thầm nghĩ truyển thống của Trường Yên chính là nển tảng, là sức
mạnh hun đúc nên lòng yêu nước của lớp trẻ hôm nay, không ngại
gian khó, hiểm nguy, hăng hái xông vào mọi trận tuyến chống giặc Mỹ
xâm lược để cho mảnh đất quê nhà mãi mãi xanh tươi. Các đại biểu
khác trong đoàn cũng tỏa đi gặp gỡ bà con cử tri. Mọi người đều đồng
tình ủng hộ chương trình hành động của các ứng cử viên. Một điều
rất rõ là ở đầu, nơi nào chúng tôi cũng được nghe nói lên quyết tâm
của nhân dân góp phán cùng quân và dân hai miền Nam Bắc đánh
262 HỔI ức NGÔ THỊ HUỆ