Page 237 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 237

v ũ  TRỤ VÀ HOA SEN


          nhiều so với lực thứ hai. Chẳng hạn, lực điện từ giữa hai
          proton lớn gấp    lần lực hấp dẫn giữa chúng. Cường độ
          vô cùng yếu của  lực hấp dẫn so với lực điện  từ chính là
          nguyên nhân khiến ta có thể dùiag một nam châm nâng
          dễ dàng một chiếc đinh ốc bất chấp lực hấp dẫn của Trái
          Đất kéo nó xuống.  Nhưng mặc dù vô cùng yếu, lực hấp
          dẫn lại  thống  trị  trong vũ  trụ  và  chi  phối  chuyển  động
          của các thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh, do khi các
          vật thể càng lớn, khối lượng và lực hấp dẫn cũng tăng lên
          tương ứng.  Đó là  bởi vì lực hấp dẫn  tác dụng luôn theo
          một chiều:  nó luôn là lực hút.  Với lực điện  từ thì không
          phải như thế: hai điện tích cùng dấu sẽ đẩy nhau và ngược
          dấu  sẽ  hút  nhau.  Để  lực điện  từ có  tác  dụng, nhất  thiết
          phải có điện tích. Tuy nhiên, do sự cân bằng điện tích của
          proton và electron, các điện tích âm và dương trong vô vàn
          các nguyên tử tạo nên cấu trúc của vũ trụ sẽ triệt tiêu nhau
          gần như hoàn toàn, điều này làm cho lực điện từ mất đi tác
          dụng trên những khoảng cách lớn.
              Để có thể đánh giá được sự điều chỉnh cực kì chính xác
          tương quan giữa hai lực, ta hãy xét một vũ trụ có lực hấp
          dẫn mạnh hơn gấp 10 lần, tức chúng klrông phải là 10^* mà
          là 10^^ lần yếu hơn lực điện từ. Vũ trụ này sẽ như thế nào?
          ở  đây các ngôi sao sẽ nhỏ hơn khá nhiều, bởi vì lực nén do
          hấp dẫn sẽ lớn hơn 10 lần. Một ngôi sao trong vũ trụ này sẽ
          chi có khối lượng bằng 10 '® lần khối lượng của Mặt Trời, cỡ
          10'^ tấn, tức là chỉ bằng khối lượng của một tiểu hành tinh.
          Đường kính của ngôi sao này sẽ chi klioảng 2 km thay vì


          244
   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242