Page 90 - Văn Khấn Cổ Truyền Của Người Việt
P. 90
luôn mạnh khoẻ. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng
đông, ba tháng hè được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến,
điểu dữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc
binh an. Xin cho con được có người có của, được nhân an vật thịnh
đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, vạn sự
như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được
phù hộ độ tri.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
II. VĂN KHẤN TẠI CHÙA
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, một
sô chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thò thần (Chùa Thầy và Chùa
Láng ở Hà Nội thờ Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông), thờ tam giáo
(Phật - Lão - Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ v.v. Đe chỉ chùa thờ Phật,
trong tiếng Việt còn có từ "chiền".
Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa
đa sô là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một
việc trọng đại đôi với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa
thường bị chi phôi bởi quan niệm phong thủy. "Xây dựng chùa, phải
chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tổt là nơi bên trái trông không,
hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hố’ (hay tay hổ) ở bên phải phải
cao dày, lốp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn,
hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hô
(nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nêu
đảo ky, thì mạch nưốc lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường
hay không có đều được cả. Phía sau không nên có núi áp kề, thê là
đất tốt..."
Các chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu
quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta
thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thê đưỢc. Vật liệu
củng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường đưỢc quyên
góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là
sẽ đưỢc hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiên bạc cho việc xây
91