Page 250 - Văn Hóa Ứng Xử Việt Nam Hiện Nay
P. 250
X )ă n £ ó a ủ iìỹ x ử U ỉệ i O C ơ m £ ìệ iì n a y
giàu có, nhờ nguồn thu nhập bất hỢp pháp (buôn lậu, ghi
lô, đề...) kiểu khẳng định cái tôi thường thiên về tính
manh động tự phát. Còn trong những gia đình khá giả lại
được dư luận coi là dạng trung lưu, tức là có thu nhập, học
vấn, tính chất công ăn việc làm đều thuộc loại khá giả, thì
việc khẳng định cái tôi thường hài hòa với lợi ích chung,
nếp sốhg chung của gia đình.
Nầm là, quan hệ ứng xử với gia đinh, hạn bè, thầy cô
giáo, người lớn tuổi và nơi công cộng, đã giảm bớt tính xô
bồ và chú ý hơn đến quan hệ trong họ ngoài làng.
Có ba khuôn mẫu ứng xử đang được phục hồi ở nông
thôn: gia trưởng (trọng hàng chi trên - chi dưới), trọng xỉ
(trọng người già) và trọng tước (trọng người thành đạt về
học vấn chuyên môn, chức danh xã hội). Thực tế[ người
nông thôn đang ứng xử theo cả ba chiều quan hệ như vậy.
Trong gia đình, họ mạc, trước tiên là trọng chi trên - chi
dưới, nhưng cũng có chú ý đến tuổi tác và sự thành đạt xã
hội. Trong làng xóm thì trọng người lớn tuổi, người có uy
tín xã hội.
Cùng với sự phân minh, rạch ròi về "vai vế" thì việc
xác định quyền, nghĩa vụ các thành viên trong gia đình
nông thôn cũng rất rõ ràng và cụ thể, như chia đất làm
nhà, chia phần ruộng khoán, trách nhiệm đóng góp nuôi
hoặc phụng dưỡng bô mẹ già v.v...