Page 249 - Văn Hóa Ứng Xử Việt Nam Hiện Nay
P. 249
Nguyên Thanh Tuân
Ý chí lập thân, lập nghiệp ở giới trẻ nông thôn nhìn
chung cũng mạnh mẽ hơn nhiều thanh niên đô thị do họ
phải lao động sóm hơn, bươn trải sớm hơn. Thông qua
cuộc sống tự lập, họ khẳng định "cái tôi" của mình cũng
sớm hơn.
Đời sống hòa bình đã hướng họ vào những giá trị
nhân văn như làm giàu, làm đẹp cho bản thân, gia đình,
họ mạc, làng xóm, chú ý mở mang quan hệ bạn bè, trưóc
tiên là để làm ăn, sau<nữa để cùng chia sẻ sở thích chung
(xem bóng đá, chơi cây cảnh...). Người dân nông thôn, đặc
biệt đội ngũ hưu trí, cán bộ, giáo viên, vẫn quan tâm nhiều
đến các vấn đề thòi sự trong nước, quốíc tế, để biết thêm
thông tin và mở rộng tầm mắt.
Trong quan hệ giao tiếp họ chú ý đến uy tín của gia
đình, dòng họ và làng xóm. "Cái tôi" mà họ khẳng định và
thể hiện, vì thế, gồm cả danh dự, uy tín của gia đình, họ
mạc (và làng xóm khi giao tiếp với đối tác làm ăn, bạn bè
các làng khác).
ở nông thôn đã diễn ra sự phân hóa giàu nghèo, từ đó
là phân hóa trong việc khẳng định và thể hiện "cái tôi".
"Cái tôi" cũng nảy nở, phát triển khá đa dạng như ở đô thị,
và tùy thuộc vào mức độ nghèo, khá giả, giàu có của mỗi
gia đình. Nó cũng bị ảnh hưởng khá mạnh của tính chất
công ăn việc làm trong gia đình. Trong những gia đình