Page 55 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 55

Nhà sàn (slườn chạn) là ngôi nhà truyền thông.
     Cho đến nay một số vùng đã ỏ nhà trệt nhưng đồng
     bào  cho  biết  trước  kia  tổ  tiên  của  họ  ở  nhà  sàn.
     Làm  nhà  là  công việc  lớn  trong đòi của  ngưòi  đàn
     ông. Tục ngữ có câu:
         "Ngòi pó chài  là  ngòi ăn  slườn; Ngòi  mẻ nhinh
     là ngòi kiềng phầy".
         Nghĩa là:
         "Nhìn đàn ông là nhìn ngôi nhà; nhìn đàn bà là
     nhìn bếp lửa".
         Nếu phân loại nhà cửa theo cấu tạo mái thì nhà
     của người Nùng có hai loại: nhà sàn hai mái và nhà
     sàn bô"n mái  (ngoài hai mái chính:  mái tiền và mái
     hậu,  còn có hai mái  đầu hồi bao giờ cũng thấp hđn
     hai  mái  chính).  0  vùng  Lạng  Sơn,  Cao  Bằng  phổ
     biến  là  loại  nhà  hai  mái.  Bộ  khung  nhà  có  nhiều
     kiểu  vì  kèo  khác  nhau:  vì  kèo  bôn  hàng  cột,  năm
     hàng  cột,  sáu  hàng  cột  hay  bảy  hàng  cột  và  phổ
     biến hơn cả là kiểu vì kèo sáu hàng cột.
         Cột  nhà  thường  được  kê  trên  đá  tảng.  Mái  lợp
     bằng  ngói  âm  dương  (ngói  lòng  máng)  cỏ  tranh
     hoặc rơm, rạ. Sàn nhà cao hơn mặt đất khoảng 1,8-
     2m,  được lát bằng ván hay cây mai đập dập thành
     từng tấm giát ngâm kỹ, tránh được mốì mọt. Xung
     quanh nhà quây bằng liếp hay ván gỗ.
         Nhà  thường  có  hai  cửa  ra  vào.  Các  vùng  Bắc
     Kạn,  Hà Giang và Tuyên Quang... cửa trước mở nơi
     cầu thang lên xuống phía đầu hồi bên phải ngôi nhà.
     Tại  đây,  người  ta  dựng  một  hành  lang  nhỏ  để  đón
     đầu cầu thang bước lên nhà. Cửa sau mở ra ở đầu hồi
     bên  kia,  thông ra  một  sàn  phơi rộng khoảng  2-3m^


                                                            53
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60