Page 167 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 167

Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ                    167


                             - Đơn đăng ký quốc tế nêu trên chỉ được thực hiện khi nhãn hiệu xin
                        đăng ký quốc tế đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam.

                             - Đăng ký theo hệ thống này là rất đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một đơn
                        duy nhất và đóng lệ phí một lần) và khả rẻ (nếu đăng ký ở nhiều nước một
                        lúc có thể rẻ gấp 10 lần chi phí cho việc đăng ký trực tiếp tại từng nước).
                             Thời hạn xem xét đơn đăng ký quốc tế là trong vòng 01 năm.

                             Nếu sự quan tâm của doanh nghiệp là các thị trường thành viên của
                        Thoả ước Madrid (như nêu trên) thì nên thực hiện việc đăng ký này.

                             2.5.2.2.2 Đăng ký sáng chế ra nước ngoài thông qua Hiệp ước Hợp
                        tác bằng sáng chế (PCT)

                             Việt Nam là thành viên của Hiệp ước Hợp tác bằng sáng chế (PCT)
                        do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản trị. Hiện nay có 114 nước
                        là thành viên của Hiệp ước này bao gồm các nước phát triển và đang phát
                        triển. Việc đăng ký sáng chế ra nước ngoài bằng Hiệp ước này rất thuận
                        lợi với các nội dung chủ yếu sau:

                             Người đăng ký chỉ cần dùng một đơn đăng ký quốc tế duy nhất được
                        trình bày theo mẫu quy định nộp qua Cục Sở hữu trí tuệ để chỉ định đăng
                        ký sáng chế tại đồng thời một loạt quốc gia thành viên mà mình quan tâm.
                        Các chi phí về làm đơn, lệ phí đăng ký do đó cũng giảm đi đáng kể. Điều
                        quan trọng là cùng lúc có thể chỉ định được một loạt nước quan tâm, nên
                        người đăng ký có thể bảo toàn được ngày ưu tiên và tính mới cho sáng chế

                        của mình.
                             2.5.2.2.3 Đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp trực tiếp vào từng nước

                             Trong trường hợp các cá nhân, pháp nhân Việt Nam muốn đăng ký
                        đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu hàng hoá hoặc sáng chế tại các
                        nước không là thành viên của Thoả ước Madrid hoặc Hiệp ước PCT, chủ
                        đối tượng sở hữu công nghiệp cần thực hiện việc đăng ký trực tiếp tại từng
                        quốc gia mà mình mong muốn.

                             Nói chung thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp ở nước
                        ngoài cũng tương tự như ở Việt Nam, cũng dựa trên các đơn xin đăng ký,
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172