Page 166 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 166
166 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
- Nếu hàng chưa xuất vào thị trường đó, thì việc xuất hàng sẽ không
thực hiện được, doanh nghiệp phải thay đổi nhãn hiệu hoặc kiểu dáng và
phải chi các chi phí tiếp thị mới.
- Nếu hàng đang xuất tại thị trường đó, thì người chiếm đoạt đối tượng
sở hữu công nghiệp sẽ có thể yêu cầu pháp luật can thiệp và hàng hoá nhập
khẩu có thể bị bắt giữ, chủ bị xử phạt và do đó mất luôn thị phần.
- Nếu nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp bị chiếm đoạt ở
những nước tiếp giáp xung quanh Việt Nam, thì có nguy cơ những người
chiếm đoạt nhãn hiệu sẽ lợi dụng để sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam.
Ví dụ các trường hợp tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công
nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài:
- Bánh phồng tôm Sa Giang tại Pháp và châu Âu;
- Kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc;
- Thuốc lá Vinataba tại châu Á;
- Cà phê Trung Nguyên tại Hoa Kỳ;
- Petro Vietnam tại Hoa Kỳ;
- Kiểu dáng võng xếp Duy Lợi tại Nhật Bản.
Tuỳ từng trường hợp, chúng ta có thể thực hiện đăng ký Sở hữu công
nghiệp ra nước ngoài thông qua các Hiệp ước quốc tế về đăng ký Sở hữu
công nghiệp mà Việt Nam là thành viên hoặc tiến hành đăng ký trực tiếp từng
nước một. Nếu biết làm đúng cách, doanh nghiệp có thể thực hiện được
việc đăng ký ra nước ngoài thuận lợi và ít tốn kém hơn.
2.5.2.2.1 Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ra nước ngoài theo Thoả ước
Madrid
Việt Nam hiện nay là thành viên của Thoả ước Madrid về đăng ký
quốc tế nhãn hiệu. Hiện nay có 56 quốc gia là thành viên của tổ chức này
bao gồm các nước thuộc vùng lãnh thổ Đông và Tây Âu, các nước SNG,
Trung Quốc (kể cả vùng lãnh thổ Đài Loan). Thoả ước này do Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản trị. Các nguyên tắc chính:
- Chủ nhãn hiệu chỉ cần dùng 01 đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy
định, trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký
nhãn hiệu và nộp thông qua Cục Sở hữu công nghiệp để chuyển cho WIPO.