Page 157 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 157
Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ 157
2.5.2.1.3 Quy trình xác lập
a) Làm đơn đăng ký
Đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp là tập hợp các tài liệu
thể hiện yêu cầu của người nộp đơn và được làm theo mẫu quy định nhằm
bộc lộ đầy đủ các thông tin liên quan về người đăng ký và các đối tượng
đăng ký. Đơn phải đảm bảo tính thống nhất nghĩa là mỗi đơn chỉ có thể
xin bảo hộ một nhãn hiệu hàng hoá, một kiểu dáng công nghiệp, sáng
chế/giải pháp hữu ích hoặc một số kiểu dáng công nghiệp hay sáng
chế/giải pháp hữu ích cùng loại và thống nhất với nhau về mặt sử dụng.
Đặc biệt lưu ý:
Đơn nhãn hiệu hàng hoá: phải bộc lộ rõ nhãn hiệu hàng hoá xin
đăng ký và nêu rõ danh mục hàng hoá hoặc dịch vụ được phân loại theo
Bảng phân loại quốc tế. Cần lưu ý là nếu mẫu nhãn hiệu đăng ký ở dạng
đen trắng sẽ được bảo hộ ở các dạng mầu sắc khác nhau miễn là không
tương tự với một nhãn hiệu khác đã được bảo hộ; mẫu nhãn hiệu xin đăng
ký ở dạng màu sắc xác định sẽ được bảo hộ theo đúng màu hoặc sự kết
hợp màu đó.
Đơn Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế - giải pháp hữu ích: phải
kèm theo bản mô tả (được lập theo quy định) các đối tượng xin đăng ký
trong đó phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của kiểu dáng công nghiệp, sáng
chế - giải pháp hữu ích và phạm vi khối lượng yêu cầu bảo hộ của đối
tượng đó.
Quyền nộp đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp có thể
được chuyển giao cho các cá nhân, pháp nhân khác.
Hình thức đơn
Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ, loại văn bằng
bảo hộ được yêu cầu phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu
trong đơn.
Mọi tài liệu của đơn phải được làm bằng tiếng Việt trừ các tài liệu sau
đây có thể làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải dịch sang tiếng Việt:
- Giấy ủy quyền.
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ
hưởng quyền nộp đơn của người khác.