Page 75 - Trang Phục Việt Nam
P. 75

Áo cổ phương tâm khúc của vua nhà Tống (Trung Quốc)

   Trong hệ thống tượng chân dung các bà vợ vua Lê Thần Tông (1607 -
  1660) tại chùa Mật (Đông Sơn, Thanh Hóa), chùa Trạch Lâm (Bỉm Sơn,
  Thanh Hóa), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), ta thấy có những nét chung như:
  hầu hết đều mặc yếm cổ tròn ở trong cùng. Ngoài yếm là lớp áo cổ nẹp to
  bắt chéo; vạt bên trái đè lên vạt bên phải, được một dải thắt lưng buộc giữ
  không cho buông xuống. Ngoài cùng là tấm áo thụng mở giữa nếu có nẹp
  thì nẹp viền hai tà cũng rất rộng, vòng qua cổ chạy xuống đến gấu áo, có
  trang trí hoa văn hoặc không. Tất cả các tượng đều mặc váy, ở tư thế ngồi
  xếp bằng, các tấm áo đều rộng và đài. Đặc biệt có một tượng (tượng bà
  chúa Ngà - Trương Thị Ngọc Chử) nửa phần thân trên để trần, không mặc
  yếm, áo gì.
                      [54]
   Một vài tượng đeo vân kiên   thêu đẹp. Tiếp dưới là những dải vải
  thêu (hoặc bằng gấm?) mũi nhọn, xếp cạnh nhau, thành mấy lớp chờm nối
  lên nhau phủ kín phần bụng, dài xuống đến đùi người mặc. Đều có trang trí
  hoa văn đẹp.
       Mũ ở mỗi tượng có những khác biệt (có lẽ là để nói lên ngôi thứ) . Như
  mũ của tượng Chính cung Hoàng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (chùa Mật,
  Thanh Hóa) và tượng của một vài bà hoàng khác, có hình Phật tọa thiền
  giữa vòng vân mây xoắn (hay hình ngọn lửa?) bay lên, trong khi ở các
  tượng khác thì không có. Phần đỉnh mũ cũng không giống nhau. Dù vậy, tất
  cả các mũ đều được chạm khắc tinh vi cho ta cảm giác là được làm bằng
  vàng, đính trân châu bảo ngọc sang trọng. Các mũ đều có hai dải lụa từ
  sau tai buông xuống hai bên vai. Trường hợp mũ không có hai dải lụa thì ở
  tượng ấy có một dải lụa rộng bản buộc lấy búi tóc đỉnh đầu rồi buông
  xuống cùng mớ tóc dày và dài xõa kín lưng rất đẹp.
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80