Page 73 - Trang Phục Việt Nam
P. 73

kéo xuống nối với một hình chữ nhật rỗng. Đây là kiểu cổ phương tâm
  khúc đã được  biết  đến  trên  triều  phục  của  hoàng  đế  nhà  Tống  (Trung
  Quốc, thế kỷ X - XIII) Như vậy, kiểu cổ áo này phải xuất hiện sau thời tiền
  Lý Việt Nam. Các nhà nghiên cứu mỹ thuật cho biết bức tranh đã được vẽ
  vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nên hiện tượng trên cũng không có gì
  đáng ngạc nhiên. Cũng vậy, đối chiếu với một số pho tượng ở chùa Thầy
  (chùa có từ thời Lý - Trần), chùa Bối Khê (niên đại tượng 1527) thuộc tỉnh
  Hà Tây…, kiểu cổ phương tâm khúc đã được thể hiện giản lược, không
  được trau chuốt lắm và không có hình chữ nhật rỗng, nhưng trên bề mặt
  của đường viền lại trang trí những hình tròn hơi nổi với các khoảng cách
  đều nhau.
       Trang phục của phụ nữ trong cung đình cũng được phản ánh trên những
  tượng chân dung hay ở các bức chạm gỗ, như tượng các vợ vua Lê,
  tượng người hầu trong cung.




















                     Tượng thờ chùa Bối Khê
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78