Page 35 - Trang Phục Việt Nam
P. 35
Tượng Phật A Di Đà
Tượng Phật A Di Đà (có nhà nghiên cứu cho rằng là tượng Phật Thế
Tôn), (từ năm 1057) còn lại ở chùa Phật Tích là một tác phẩm bằng đá
tuyệt đẹp mà phần trang phục đã được quan tâm thể hiện khá tinh vi: tấm
áo pháp khoác ngoài có những đường cong, đường thẳng, gấp khúc hay
buông rủ rất sinh động. Nếp áo nổi lên như những đường gân của lá sen,
đính sát thân thể, khi thì dồn dập chảy xuôi, chỗ thì vắt chéo mềm mại hay
chạy vòng như sóng lượn, chỗ thì nhẹ nhàng vài đường nằm ngang, cho
thấy tấm áo vừa rộng, vừa gợi tả được chất liệu vải mỏng và mịn, dù
tượng được tạo bằng đá. Lớp áo trong là loại áo dài, cổ áo rộng có nẹp,
bắt chéo. Hai tay áo thụng khá rộng. Dây lưng thắt ra ngoài áo này, buộc
múi thành hình số 8 nằm ngang, hai dải buông rủ xuống phía trước.
Nhân dân vẫn xăm mình nhưng chỉ được xăm hình rắn, hình các lối hoa
văn như hình khắc trên trống đồng. Có lệnh cấm những kẻ nô bộc ở các
nhà nội ngoại thành thích dấu mực vào bụng, ngực và chân như kiểu cấm
quân, cấm thích hình rồng trên mình. Cấm người dân mặc áo màu vàng,
con gái dân gian không được bắt chước kiểu búi tóc như cung nhân. Thời
kỳ này, tục nhuộm răng và ăn trầu rất phổ biến. Đàn bà đeo vòng tai, búi