Page 163 - Trang Phục Việt Nam
P. 163
lượt vì chất liệu thường là loại vải lượt (sau thay bằng loại vải mềm khác
như nhiễu, là… màu tím tam giang, nhưng vẫn gọi là khăn lượt) có thể dài
trên 2m, rộng 80cm, gập đôi (có khi gập ba) theo chiều dài, quấn nhiều
vòng trên đầu. Kiểu chít khăn thường thấy ở miền Nam: hai nếp khăn đầu
trong cùng xếp chéo lên nhau, chữ nhân được tách cách xa những nếp
vòng quấn lên cao sau đó, trong khi ở nơi khác (thường thấy ở miền Bắc,
miền Trung), các nếp khăn quấn lại cách đều nhau từ dưới lên trên. Cũng
có kiểu khăn quấn nhiều vòng, khi gần hết lại quấn bè ra và cao lên làm
thành một tầng khác. Mùa rét các cụ đội mũ ni, một loại mũ có hai miếng
vải che kín cả tai cho đỡ rét.
Nhóm nhạc công (Sài Gòn)
Nón của đàn ông thời này thường là hình chóp. Cũng có nhiều người đội
nón chỏm bằng, khum cạnh hình quả bứa cắt ngang gọi là nón quả bứa.
Miền Bắc, miền Trung làm bằng lá gồi, lá cọ, miền Nam thường làm bằng
lá dừa… Quai nón đơn giản bằng vài sợi dây mây, dây vải. Nón bằng lá
cọ dù không đắt tiền lắm, người nghèo cứ đội mãi cho đến khi rách nát
vẫn chưa thay gọi là nón mê hay nón cời.
Nón giang đan bằng tre, giang, nứa, khâu bằng những sợi móc, lót mo
nang, dùng được lâu hơn các loại nón lá. Khi được sơn trên mặt cho khỏi
thấm nước thì gọi là nón sơn.