Page 162 - Trang Phục Việt Nam
P. 162

Một vị chức sắc đội nón chóp / Mặc áo dài gấm hoa to

   Khoảng từ 1925 trở về sau, mùa nực, nhiều người chỉ mặc một áo dài
  trắng, mùa rét đã có người mặc loại áo khoác dài bằng dạ, kiểu phương
  Tây, gọi phiên âm theo tiếng Pháp là ba đơ xuy (pardessus), quấn phu la
  (foulard)  quanh  cổ.  Người  chức  sắc  ở  nông  thôn  như  chánh  tổng,  lý
  trưởng… thường mặc áo the đen dài nhưng lại khoác thêm áo vét tông
  (veston) ra ngoài. Chân thường mang văn hài (giày đế cao bằng giấy bồi
  cứng, phần mui giày bằng vải nhung hay bằng vóc màu đen, hoặc lam…
  khum kín các ngón chân; phần bao hai cạnh bàn chân có thêu hình rồng
  hoặc hoa lá, bướm… nhiều màu). Còn có loại hài bằng da dê núi, hài bịt
  gót, giày hạ (giày bằng da, có mui che phần trên các ngón chân) nổi tiếng
  có giày Chi Long, Tân Long; ủng là loại giày cổ cao… chủ yếu là của tầng
  lớp trên.
       Đàn ông miền Nam mặc quần áo bà ba trắng. Người nhiều tuổi cũng
  mặc áo dài trắng bên trong, áo dài xuyến đen bên ngoài, cổ đứng vuông
  góc. Chân thường mang giày da láng (mui giày bằng da sơn đen bóng),
  giày guốc (đế bằng gỗ, mui trên bằng da), giày cóc (trông giống đầu con
  cóc), giày Gia Định (mui giày bằng da đen bóng), xuất xứ từ tỉnh Gia Định),
  guốc gỗ một quai, v.v…
       Những người còn giữ búi tóc, trên đầu quấn khăn lượt đen, gọi là khăn
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167