Page 148 - Trang Phục Việt Nam
P. 148
loại nón này (nón thúng quai thao, nón thượng, nón cụ), các bà các chị phải
dùng tay giữ phần quai nón cho nó khỏi tròng trành.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, trang phục ở nông thôn ba miền vẫn giữ
được theo lối cổ truyền, riêng trang phục của phụ nữ thành thị có nhiều
thay đổi. Các bà, các cô thường mặc áo dài. Cổ áo tròn đứng, cao
khoảng 1cm. Từ vai đến cổ tay áo nhỏ dần, cửa ống tay áo mở một đoạn
(dài chừng 3cm), sau khi mặc, cài kín bằng cúc bấm cho cổ tay áo khít vào
cổ tay. Gấu áo dài cách đất từ 10 đến 20cm (áo của phụ nữ Sài Gòn
thường cao hơn). Khi mặc áo, cài cúc cạnh, chiếc cúc ở cổ nhiều khi
không cài, gọi là áo cổ hở (riêng phụ nữ vùng Quảng Trị, Thừa Thiên,
thành phố Huế và miền Nam thì mặc áo cài kín cổ).
Cô gái con nhà giàu (Nam Kỳ) / Phu nhân và người hầu (Nam Kỳ)
Phụ nữ Hà Nội, ở thời kỳ này dần dần bỏ mặc váy. Mặc quần màu đen
bằng vải lĩnh, nái, hoặc sa tanh hay quần màu trắng bằng lụa, lanh, như phụ
nữ miền Nam. Phụ nữ miền Bắc thường vấn khăn nhung đen, để tóc đuôi
gà.
Hình thức chải tóc lúc đầu ngược lên rồi búi gọn phía sau đỉnh đầu, đoạn
đến búi ở gáy, về sau lại hạ thấp xuống nữa, phổ biến ở miền Trung. Rẽ
ngôi giữa, vấn tóc trần thường là phụ nữ Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế.
Phụ nữ miền Nam vẫn búi tóc cao, hoặc hơi thấp (nhưng không trễ), có