Page 124 - Trang Phục Việt Nam
P. 124

Quần ta.
       - Trang phục lính kỹ thuật: nón dấu, chóp nón đính ngù, bên trong quấn
  khăn buông dải phía sau. Áo dài tứ thân cổ đứng, tay chẽn, có nẹp ở
  quanh cổ, vai, ngực, mép tà, gấu. Thắt lưng vải buộc múi buông gọn phía
  trước, giữa thân áo có đính một miếng tròn thêu chữ. Bắp chân quấn xà
  cạp. Quần ta.
       - Trang phục lính thượng tứ (kỳ binh): mũ tròn có vành, múi, đỉnh mũ có
  núm. Áo tứ thân cổ đứng, tay chẽn, hai bả vai và hai vế đùi có miếng giáp
  che. Thắt lưng vải buộc múi buông gọn xuống phía trước, giữa thân áo có
  đính một miếng tròn thêu chữ. Bắp chân quấn xà cạp. Quần ta.
       - Trang phục lính thượng tứ (cung nỏ): nón dấu. Áo dài tứ thân cổ đứng,
  tay chẽn, có nẹp trang trí ở quanh cổ, ngực, bả vai, mép tà, gấu áo. Thắt
  lưng vải buộc múi buông gọn phía trước. Giữa thân áo có đính một miếng
  tròn thêu chữ. Bắp chân quấn xà cạp.
       - Trang phục bộ binh: nón đấu, trong quấn khăn buông dải phía sau. Áo
  dài tứ thân cổ đứng, tay chẽn (có loại bộ binh mặc thêm áo dài ngoài cộc
  tay) có trang trí nẹp ở quanh cổ, vai, ngực, mép tà, gấu áo. Thắt lưng vải
  buộc múi buông gọn xuống phía trước, giữa thân áo có đính một miếng
  tròn thêu chữ. Chân trần.
       - Trang phục lính tiên phong: như bộ binh, chỉ khác chữ trong miếng tròn
  trước ngực.
       - Trang phục mộ binh: nón dấu, trên có ngù. Áo ngắn bên trong, áo dài tứ
  thân cổ đứng cộc tay mặc ngoài, thắt lưng vải buông gọn phía trước, giữa
  thân áo trước có miếng tròn thêu chữ. Chân trần.
       - Trang phục lính giữ thành: quấn khăn. Áo năm thân ngắn, thắt lưng vải.
  Quần ngắn, chân trần…
       Theo mô tả của Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng (Lược khảo binh chế
  Việt Nam qua các thời đại) thì dưới thời Minh Mạng về võ phục các hàng
  lính, các đội, chánh phó quản cơ đều mặc áo chẽn bằng nỉ hay bằng dạ
  màu đỏ hay thiên thanh. Cổ áo và bắp tay áo có viền kim tuyến, dạ xanh đỏ
  hay thiên thanh. Ngực áo có thêu hoa cúc, hoa mẫu đơn hay đám mây,
  v.v…, và thêu chữ để phân biệt cơ đội và các đạo binh từng tỉnh.
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129