Page 265 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 265
người khác trong gia đình không được sử dụng hoặc sờ
vào khi chưa được cô đồng ý. Vì vậy, ngày đâu bỏ chàm vào
thùng ngâm, họ kiêng không cho người lạ và những phụ nữ
đang có mang sờ vào bởi họ quan niệm những người này
sẽ đem theo vía xấu khiến thùng chàm đó bị hỏng, không
lên màu được, nhựa chàm sẽ chết.
Tuỳ thuộc vào lượng vải dệt cần nhuộm nhiều hay ít mà
người Phù Lá pha tỷ lệ nhựa chàm cho phù hợp. Trước khi
cho vải vào nhuộm, họ bỏ các cục nhựa chàm đã được cô
đặc vào thùng, đổ nước sạch, thêm một vôi theo tỷ lệ hợp lý
rồi quấy đều cho nhựa chàm sống lại. Nhựa chàm tan ra sẽ
tạo những lớp bọt nổi lên. Nếu nhựa chàm chết, lớp bọt
không nổi lên tức là việc pha chàm chưa thành công.
Khi pha chàm thành công, họ dùng một loại quả rừng
có tên là đô vô giã ra rồi hoà thành nước đổ vào thùng
chàm. Loại quả này có tác dụng làm cho nhựa chàm bám
chặt vào tấm vải khi ngâm nhuộm. Sau đó, họ bỏ các tấm
vải vừa dệt vào thùng chàm ngâm khoảng ba bổn tiếng để
nhựa chàm bám chặt vào các sợi vải, mang ra hong nắng
rồi lại đưa vào ngâm nhuộm tiếp. Thông thường, vải phải
ngâm nhuộm bốn đến năm lần, đến khi nào tấm vải có
được màu như ý họ mới đem ra phơi hong cho thật khô.
Khi vải đã khô, họ lại tiếp tục bỏ vào nồi luộc qua một lần
nữa để nhựa chàm ăn chắc vào sợi vải, lúc này công đoạn
nhuộm màu mới kết thúc.
Mỗi nhóm Phù Lá lại có cách may quần áo và trang trí
hoa văn khác nhau. Các họa tiết trên trang phục của người
Phù Lá Lão phần lớn đều là hình "kỷ hà". Đó là những
đường vạch, gạch nhỏ chắp nối nhau thành các đường viền
2651