Page 264 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 264

nước sôi luộc qua  một vài  lần cho sợi  bông co và săn chắc
         lại,  đồng thời  loại  bỏ  hết phần  tạp  chất còn  bám  trên  sợi
         bông  để  tăng  độ  trắng  cho  bông.  Sau  đó  họ  mang  phơi
         hong cho sợi bông khô rồi bắt đầu quy trình dệt.

             Khi  dệt  vải,  người  Phù  Lá  dùng  khung  dệt  tương  tự
         như khung dệt của một số tộc người khác như La Chí, Tày,
         Nùng.. Khung dệt người  Phù  Lá gọi là  "tí mú".  Kỹ thuật dệt
         của họ đơn giản  hơn so với  nhiều  tộc người  khác, bởi  chủ
         yếu  họ  dệt vải  thô,  không  có  đường  nét  hay  họa  tiết  hoa
         văn nào được thê hiện trên tấm vải dệt.
             Để vải  đanh  lại,  họ  cho  tấm  vải  vừa  dệt vào  nồi  luộc

         cùng với tro bếp, sau đó họ dùng cháo gạo hồ thêm một lần
         nữa cho sợi bông chắc hơn rồi mang ra phơi khô.
             Dệt  xong  là  công  đoạn  nhuộm  màu.  Trang  phục  của
         người  Phù  Lá  thường  sử dụng  nhiều  màu  khác  nhau.  Áo
         nam  giới xưa  kia  màu  đen  là  màu  truyền  thống.  Khi  nghề
         dệt không còn phát triển, người Phù Lá mua vải của một số
         dân  tộc  khác  trong vùng về  nhuộm  màu  và  cắt  may,  nên
         màu  sắc trang phục của họ đã có sự thay đổi: Áo của nam
         giới  chuyển  sang  màu  xanh  da  trời  còn  áo  của  phụ  nữ
         ngoài màu xanh ra trời còn có màu vàng, màu tím.
             Nguyên  liệu  chính  để nhuộm  vải  của  người  phù  Lá  là
         hai  loại cây  "a zo" và  "eđu ma". Đây là giống cây chàm  mà
         đồng bào các dân tộc thường sử dụng để nhuộm  màu cho
         các bộ trang phục.
             Để có được một mẻ chàm tốt, họ luôn tuân thủ những
         điều  kiêng  kỵ  nhất  định.  Theo  quan  niệm  của  người  Phù
          Lá, mỗi  người con gái khi trưởng thành đều có một thùng
         chàm  riêng và  thuộc  quyền  sở hữu  của  cô  gái  đó,  những


         f264
   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269