Page 262 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 262
bông, cây lanh để dệt vàì. Phụ nữ Phù Lá biết dệt những
tấm vải thổ cẩm chắc, bền và đẹp dê phục vụ cho gia đình.
Đối với người Phù Lá, một trong những tiêu chí đánh giá
người phụ nữ là đường kim mũi chỉ mà người đó thể hiện
trên những bộ trang phục của mình. Người phụ nữ có tài
may vá, thêu thùa, biết làm ra nhiều bộ trang phục cho
mình và cho người thân luôn được nhiều trai làng để ý và
muốn lấy về làm vợ, còn những cô gái không biết làm ra
những bộ trang phục cho mình sẽ không có quần áo đẹp để
đi chơi trong những ngày lễ tết, bị mọi người chê cười. Vì
thế, các cô gái ngay từ khi còn nhỏ đã được mẹ cho đi theo
làm nương để làm quen với nương rẫy để sau này lớn lên
biết làm nương giỏi. Lên 5-6 tuổi, các bé gái đã được mẹ
dạy từng đường kim mũi chỉ và tham gia vào các công việc
thêu thùa, may vá cùng rnẹ; năm 13, 14 tuồi đã may vá
thành thục và có thê tự làm ra những bộ trang phục cho
mình và cho người thân trong gia đình.
Công việc dệt vải chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Khi
rảnh rỗi, phụ nữ Phù Lá lại miệt mài ngồi xe tơ, dệt vải. Để
biết dệt vải, họ phải học tới 10 năm, riêng thêu thùa, may vá
chỉ cần học từ 1 đến 2 năm là đã có thể biết cách phối màu
và thêu những mảng hoa văn trang trí trên trang phục.
Bông được dùng làm chất liệu chính trong các sản
phẩm dệt của người Phù Lá. Cây bông theo tiếng Phù Lá
gốc gọi là "sa na". Bông là loại cây thích hợp với những
vùng có điều kiện tự nhiên khô ráo, nắng ấm, có nhiệt độ
cao. Một năm, cây bông chỉ trồng được một vụ, thời gian
gieo trồng bông vào cuối tháng hai, đầu tháng ba âm lịch.
Đây là loại cây không kén đất, phát triển mạnh và cho năng
r262