Page 162 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 162
trục tròn được xuyên qua cọc đứng phía thuận tay để gắn
tay quay. Khi quay, cả hai trục đều chuyên động như
nguyên tắc máy ép mía. Một tay quay, một tay đưa bông
vào cán, phân sợi bông lọt qua hai trục cán còn lại hạt
bông. Việc cán bông này khá khó khăn, bông phải phơi thật
khô, nếu ẩm sợi bông sẽ bám chặt vào hạt không cán được.
Công đoạn kéo sợi cũng không kém phần công phu.
Chiếc xa quay kéo sợi gọi là "ăn công xi", nguyên tắc cấu
tạo cũng giống như chiếc xa quay kéo sợi của người Kinh,
người Thái.Người quay xa phải có kỹ thuật cao, nếu không
sợi chỉ vải sẽ to và thô, không đều, không săn bền, khi dệt
vải sẽ xấu. Làm xong phần kéo sợi là công đoạn dệt vải.
Khung cửi dệt vải của người Sán Chay khá phức tạp, được
cấu tạo theo nguyên tắc cò nâng, đưa thoi bằng tay, chân
đạp. Nhìn chung, nó giống khung cửi của người Tày, người
Thái. Loại vải dệt là vải tấm khổ .30cm - 35cm, dài tới đâu
là do ý người dệt,
Việc dệt vải là đặc quyền riêng của phụ nữ nơi đây, đàn
ông không dệt vải mà chỉ hỗ trợ các công đoạn thu bông
hoặc nhuộm màu sau khi dệt. Hầu hết các nguyên liệu
nhuộm được lấy từ thiên nhiên. Người Sán Chay nổi tiếng
với kỹ thuật nhuộm màu nâu. Để có một mảnh vải nâu phải
trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ và khéo léo. Họ thường
dùng củ nâu dây hay nâu đống để nhuộm vải. Họ chọn
những củ nâu to mập, gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi giã
nhuyễn. Sau đó cho ra chậu, đổ nước ngâm và phơi nắng
khoảng 10 ngày, rồi dùng rổ rá hoặc vải thưa lọc nhiều lần,
tiếp đó cho nước vôi vào. Họ ngâm vải trong dung dịch cho
đều màu rồi lấy ra vắt khô phơi nắng. Cứ làm như vậy
(162