Page 160 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 160
khi mặc. Thân váy (coóng vấn] được cấu tạo khác váy to.
Phía giáp cạnh váy là một miếng vải chàm gấp nếp nhỏ sít
vào nhau theo chiều dài của váy. Tiếp đến là mảnh vải sợi
màu đỏ gọi là "tục vấn", nằm giữa váy, cũng gấp nếp theo
chiều dài của váy. Dưới "tục vân" là dải vải thô nhuộm
chàm và cũng được gấp nếp theo chiều dài váy. Gấu váy
(pấp vấn) liền với thân váy được khâu viền ở phía trong.
Cách mặc váy truyền thống của phụ nữ Bố Y: Trước hết
đặt váy to vào giữa bụng và buộc dây sau lưng, sau đó đặt
váy nhỏ vào giữa lưng và buộc dây trước bụng. Bộ váy
truyền thống của phụ nữ Bố Y thực chất là hai mảnh vải
xếp nếp khép lại, khi mặc tạo kẽ hở [váy hờ] ở hai bên
hông để đi lại dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay hai loại váy to
và váy nhỏ không còn được phụ nữ Bố Y thường xuyên sử
dụng bởi sự rườm rà của trang phục. Váy thường được cất
kỹ trong hòm, khi chủ nhân quá cố, người nhà sẽ mặc cho
người chết để sang bên kia thế giới.
Cũng giống như cách làm đẹp của phụ nữ dân tộc khác,
phụ nữ Bổ Y thường trang bị cho mình nhiều loại phụ kiện
thời trang đi kèm như dây chuyền, vòng cố, vòng tay.
Trong các dịp lễ, tết, họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu.
Cổ áo rộng xuống tới bụng, thêu hoa văn hình hoa lá đối
xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong váy
có nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Họ đội khăn chàm đen
có hoa văn bằng chỉ màu, tóc được búi ngược lên đỉnh đầu.
Một số nơi, phụ nữ dùng tạp dề vào các dịp lễ quan
trọng. Tạp dề (vẩy dao) bằng vải thô nhuộm chàm dài
khoảng 115cm, rộng BOcm. Tạp dề được đeo ngoài áo và
váy trong những dịp lễ tết, hội hè, cưới hỏi gồm hai phần;
^160