Page 281 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 281
hướng biển". Hiện nay, một số làng ven biển xứ Quảng vẫn
còn những chiếc giếng nước ngọt của người Chăm. Điều đó
cho thấy, người Chăm đã biết thích nghi với môi trường
nước mặn, sự thích nghi biểu hiện qua hai trạng thái: tận
dụng (sinh hoạt) và lợi dụng đê kinh doanh (bán nước ngọt
cho tàu thuyền đi qua). Họ cũng biết đóng ghe thuyền để
giao thương với bên ngoài. Có thể nói, những việc đó là
biểu hiện tiếp nổì truyền thống hướng biển của người
Chăm từ tổ tiên - người Sa Huỳnh.
xếu người dân Chăm có truyền thông về nghề biến
thì họ cũng chính thức chấm dứt từ đấy. Hầu hết đã
chuyển cư đến vùng đất khô cằn Xinh Thuận, Bình Thuận,
làm ruộng là chính; Bộ phận còn lại trên vùng đất Quảng
thì cộng cư, hỗn chủng và bị Việt hoá.
"Bắc địa tấu từ" (Bài từ tâu về đất Bắc) viết ngày
12/6/1492 của 24 dòng họ từ các tỉnh phía Bắc, như: Cao
Bằng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Xghệ An, Hải Dương, vào
khai phá vùng đất phía Bắc sông Thu Bồn, gồm: Phan,
Hà, Trần, Thân, Xguyễn, Tào, Xgô, Đỗ, Đoàn, Đinh,
Trịnh, Mai, Huỳnh, Từ, Mạc, Lê, đã phản ánh thực tế đó.
Bài từ còn cho biết có lõ phụ nữ từ đất Bắc được dẫn
theo và tâu về đất Bắc việc khai phá được bao nhiêu
khoảnh ruộng, lập được bao nhiêu tên làng/ xã hiệu [108,
tr.34õ].
- z a ^