Page 258 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 258
TÍN NGƯỠNG Cư DÂN VEN BIỀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
nguồn cội. Trái lại, đó là kết quả của việc sử dụng thiết thực
tài sản văn hoá tinh thần mang theo trong hành trang vào
vùng đất mới. Vổn tài sản đó đã được bổ sung thêm những
yếu tô" mới, được tiếp nhận, sử dụng có chọn lọc theo phương
châm ích dụng. Chính vì thế mà các hình thái tín ngưỡng,
biểu tượng đó trường tồn đến ngày nay, đóng vai trò quan
trọng trong đòi sống của cộng đồng dân biển đất Quảng,
đồng thòi là minh chứng sinh động cho quy luật giao lưu và
tiếp biến văn hoá của người Việt.
3. Nhìn từ góc độ tư tưởng, các hình thái tín ngưỡng
của dân biển Quảng Nam - Đà Nẵng thể hiện rất rõ tư
tưởng cầu an, cầu thịnh cho cuộc sông vốn còn lắm bấp
bênh, rủi ro. Tuy nhiên, đó không hoàn toàn là thể hiện tư
tưởng yếm thế. Các hình thái tín ngưỡng đó đã tồn tại như
một phương thức ứng xử vật chất của con người dân dã vói
môi trường, với biển. Trong nội hàm của các tín ngưỡng,
người ta cũng thấy có các lớp tư tưởng "hàn lâm ngoại lai" -
Nho, Phật, Đạo, kết hỢp với tư tưởng dân dã, tuy nhiên, tư
tưởng dân dã / bình dân vẫn là nổi trội. Đó là tư tưởng dấn
thân vì cuộc sống hiện hữu an lành và được mùa biển, ở
khía cạnh đạo đức, thì đây là cách ứng xử khôn ngoan, vì
nó hướng con người đến sự tôn trọng quá khứ, tôn trọng
hiện tại và nghĩ đến tương lai, đồng thòi góp phần cô" kết
cộng đồng, giáo dục con người về cách sông hoà hỢp với tự
nhiên và xã hội, về đạo lý làm người, về tình thương và
- Z 5 B