Page 247 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 247
«
\ỳ//ỵĩ^ỵt ,^ổf/'o>4y
ăn đặc sản địa phương (bê thui, rưỢu nho nhưng giả là
rượu hồng đào), diễn tuồng, cải lương, chơi lô tô, tổng kết
thi đua, đốt lửa trại..., nên đã làm biến dạng và sai lệch rất
nhiều về lễ hội truyền thông này cả về nội dung và hình
thức biểu hiện.
Sự khuôn ép các sản phẩm văn hoá tín ngưỡng truyền
thống biển để phục vụ kinh tế, du lịch theo chiều khai thác
và cải biên sáng tạo như thế, có ảnh hưởng tiêu cực đến
những giá trị văn hoá truyền thống của dân biển. Thêm
vào đó, sự mở mang đô thị, bãi biển cũng sẽ làm biến dạng
các cơ sở tín ngưỡng của cư dân và làm thay đổi lễ hội
truyền thống biển. Mặc dù vậy, đối vối cư dân biển, chừng
nào còn bám biển thì các giá trị truyền thông của tín
ngưỡng vẫn sẽ còn duy trì và phát triển để thoả mãn nhu
cầu văn hoá tâm linh. Đương nhiên, những yếu tô" lạc hậu,
phản văn hoá tất sẽ bị đào thải bởi không còn phù hỢp với
xã hội hiện đại, vói khoa học kỹ thuật phát triển và với
nhận thức của rrgười lao động ngày càng được nâng cao.
Trong bổì cảnh công nghiệp hoá hiện nay, môi trường
kinh tế - xã hội sẽ biến động rất nhanh do khoa học kỹ
thuật không ngừng phát triển. Các ngành kinh tế mũi
nhọn, trong đó kinh tế biển được hỗ trỢ nhiều về kỹ thuật.
Tri thức về biển, kỹ năng khai thác biển của con người sẽ
phải được nâng cao, và không phải chủ yếu bằng kinh
nghiệm truyền thốhg mà phải bằng tri thức khoa học.
- 2 47 -