Page 246 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 246

TÍN  NGƯỠNG Cư DÂN VEN  BIỀN  QUẢNG  NAM - ĐÀ NẲNG



        "sân khấu hoá" các lễ hội biển trong chương trình tôn vinh,
        quảng  bá  "con  đường  di  sản  miền  Trung"  như  hiện  nay.

        Thực  tế từ  các  lễ  hội  của  chương  trình  này  đã  cho  thấy,
        tính  thiêng  của  các  sinh  hoạt  văn  hoá  tín  ngưỡng  cộng
        đồng  có  nguy  cơ  suy  giảm  mạnh  bởi  cái  thiêng  đang  trở
        thành  cái  phàm,  khi  nó  bị  đem  lên  sân  khấu  trình  diễn
        theo  kiểu  "tân  cổ  giao  duyên",  và  bị  cắt  vụn  thành  từng
        mảnh  đoạn  với  nhiều  yếu  tô' phi  lý,  sặc  tính  thương  mại.

        Thí dụ, trong các lễ hội văn hoá du lịch biển ở Quảng Xam
        và  Đà  xẵng,  bao  giờ  cũng  phải  có  màn  hát  múa  bã  trạo,
        nhưng  màn  này  lại  mang  tính  chất  "văn  nghệ  -  du  lịch  -
        thương  mại"  chứ  không  còn  là  màn  hát  múa  thiêng  hầu
        thần  nữa,  bởi  bối  cảnh,  môi  trường  tín  ngưỡng  đã  bị  tách

        hẳn.  Đấy  là  chưa  kể  nội  dung  múa  hát  nhiều  khi  lại  do
        một cán bộ phụ trách văn hoá sáng tác,  đạo diễn. Thậm chí
        ở Đà xẵng, có nơi có cả hát múa bã trạo với nội dung "Bác
        Hồ  về  thăm  làng  cá",  nhưng  thể  hiện  thì  lại  vẫn  là  đưa
        linh  cá  voi.  Còn  màu  sắc  thương  mại  và  phàm  tục  nhưng
        được bọc  trong vỏ  áo  "giữ  gìn  và  phát  huy  văn  hoá  truyền

        thông" thì thể hiện quá rõ trong lễ hội Bà Thu Bồn (Quảng
        Xam),  ở  lễ  hội  này,  các  nhà  quản  lý  văn  hoá  huyện  Duy
        Xuyên đã  sáng tác kịch bản cho  lễ  hội,  biến  một lễ  hội  thờ
        Mẫu thành "lễ hội mới" với nhiều nghi lễ mói, chi tiết mói,
        như:  rưóc  nước  thay  cho  rưốc  sắc,  người  Kinh  đóng  giả

        người  Cơ Tu và  người  Chăm,  bán hàng lưu  niệm,  các  món


                                    -  Z-46  -
   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251