Page 69 - Thời Trang Nữ
P. 69
CHƯƠNG 3 - THIẾT KẾ KẾT CẤU TAY Áo
trên giấy được thiết kế thành đường thẳng, thì đường thẳng này có độ chênh
lệch khoảng 0,5~3cm SO với đường vòng nách thực của cơ thể. Vị trí của đường
ráp tay thông thường được đặt tại vị trí hơi lui vào trong SO với đấu vai.
Theo sự khác biệt của vị trí đường ráp tay, độ rộng vai cũng có những thay
đổi tương ứng, đóng thời, vị trí đường ráp tay cũng chịu ảnh hưởng của xu
hướng thịnh hành của trang phục và sở thích của từng người. VỊ trí đường ráp
tay thường có 3 kiểu (xem hình 3 - 6). Trong hình 3 - 6 ®, đường nét đứt biểu thị
vòng nách của cơ thể, cách ráp tay kiểu này sẽ tạo ra độ rộng vai nhỏ nhất, phấn
đỉnh tay của tay áo có thể che phù toàn bộ mặt cong của đầu vai, độ cao tay áo
được hình thành nên qua vị trí ráp tay kiểu này là cao hơn đỉnh tay của tay áo
thông thường. Hình 3 - 6 ® là ráp tay theo đường ngang bắp tay. Vị trí ráp tay
này rõ ràng thấp hơn nhiều SO với vị trí ráp tay trong hình 3 - 6 ®. Kiểu ráp tay
trong hình 3 - 6 © là kiểu "trung hòa" giữa kiểu ®, và kiểu (D, rộng vai của thân
áo không quá chật, cũng không có khoảng trống ở đầu vai, là vị trí ráp tay khá
lý tưởng.
Hình 3 - 7 là kiểu có vị trí ráp tay khác nhau dẫn đến sự thay đổi của bản
mẫu bằng giấy. A là vị trí ráp tay tại đinh vai, trong trường hợp độ rộng vai hẹp
nhất khi ráp tay áo thông thường, độ cao đinh tay tăng lên, lúc này lượng chùng
đường may tại đỉnh tay cũng tăng theo, dài tay cũng tăng lên tương ứng. B
là đường cong đỉnh tay sử dụng trong nguyên mâu. c là đường ráp tay trong
dáng vai chờm, rộng vai hơi lớn, tức là trường hợp rộng vai tăng lên và đỉnh tay
hạ thấp xuống tương ứng. Trong trường hợp độ hạ vai xuống nhiều hơn 3cm,
thân áo sẽ có dáng rộng rãi, thoải mái, góc độ ráp vai cũng cán có những biến
đổi tương ứng.
Hình 3 - 6 Mỗi quan hệ giữa vị trí ráp tay và độ cao đinh tay.