Page 21 - Thực Hành Bảo Vệ Thực Vật
P. 21
và có thể dùng cây đó làm thuốc trừ sâu (chú ý riêng cây thuốc
lá, thuốc lào vẫn có sâu xanh và rệp gây hại).
2. Phương pháp thu hái những cây cỏ làm thuốc trừ sâu
Có loài cây chứa chất độc ở rễ (cây dây mật...), có cây
chứa chất độc ở hạt (hạt na, hạt củ đậu...), có cây chứa chất
độc ở lá và thân (cây xoan, cây thuốc lá, thuốc lào...). Do
đó cần căn cứ vào những đặc điểm của cây mà có biện
pháp thu hái khi các bộ phận của cây có hàm lượng độc tố
cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu hại của thuốc.
3. Phương pháp chế biến
Sau khi thu hái cây có chứa độc tố, có thể dùng biện pháp
thủ công mà mọi người đều có thể làm được như sau:
- Ngâm lấy nước: Ngay sau khi thu hái cây, cần rửa sạch,
thái nhỏ ngâm trong nước (thau chậu...) sau đó đậy kín.
Thời gian ngâm tùy thuộc loại cây, thường từ 1-2 ngày.
Trong lúc ngâm có thể đảo mạnh tay để độc tố thoát ra hòa
tan vào nước. Ngâm xong gạn lấy nước trong, bỏ bã.
- Nấu: Sau khi thu hái, rửa sạch cây cỏ, thái nhỏ cho vào
nồi đun sôi từ 1-2 giờ. Nấu xong gạn lấy nước trong, bỏ bã,
khi phun hòa với nước lã.
- Ép lấy nước: Rửa sạch, thái nhỏ, ngâm vào nước vài
phút rồi xay nát và ép lấy nước. Phương pháp này thích hợp
với những cây cỏ có chứa nhiều dịch chất độc như rễ lá
xoan, rễ cây dây mật...
Những thuốc được chế biến từ cây cỏ không được để lâu
sẽ mất tác dụng diệt sâu, khi nào cần dùng mới thu hái và
chế biến.
20