Page 150 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 150
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 85); Tội cướp
tài sản (Điều 133); Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng
giả là lương thực, thực phẩm, thuốíc chữa bệnh, thuốic
phòng bệnh (Điều 157); Tội sản xuất trái phép chất ma
túy (Điều 193); Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất
ma túy, Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 194);
Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia (Điều 231), Tội chống mệnh lệnh (Điều 316);
Tội đầu hàng địch (Điều 322), các tội phá hoại hòa bình,
chổhg loài người và tội phạm chiến tranh (chương XXIV).
Thú hai, chúng ta đều biết, các chế định trong pháp
luật hình sự không tách rời nhau, luôn tồn tại trong một
chỉnh thể thông nhất, tác động qua lại và bổ sung cho
nhau. Điều này tất yếu dẫn tối việc sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện các quy định về hình phạt tử hình trong pháp luật
hình sự phải bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất.
Nếu chỉ nhấn mạnh đến việc điều chỉnh một mặt nào đó
của chế định này sẽ làm giảm đi hiệu lực và hiệu quả của
nó. Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chế
định của pháp luật hình sự, trong đó có chế định hình
phạt tử hình cũng phải tiến hành hoàn thiện đồng bộ,
thốhg nhất các pháp luật khác trong hệ thống pháp luật
vể đấu tranh phòng, chốhg tội phạm của nưốc ta. Bên
cạnh đó, hoàn thiện chế định hình phạt “cần phải được
thực hiện thường xuyên, kịp thòi nhưng phải có tính đồng
bộ. Khi có đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một vấn đề cần
phải cân nhắc hướng sửa đổi, bổ sung không tạo ra sự bất
hỢp lý mới”.
151