Page 148 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 148
cương phép nước, bảo đảm cho an ninh và trật tự an toàn
xã hội, tức là loại hình phạt này vẫn có tác dụng tốt trong
việc ngăn ngừa tội phạm và bảo vệ hữu hiệu lợi ích công
cộng. Việc áp dụng đúng đắn hình phạt tử hình được dư
luận đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế -
xã hội và quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời vối yêu
cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đòi
hỏi cấp thiết là phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình
sự vâi việc bảo đảm các quyền con người, nhân đạo hóa
các biện pháp trừng phạt hình sự, phù hợp với điều kiện
phát triển và đạo đức của người Việt Nam. Nghị quyết số
08/NQ-TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thòi gian tối
đã quán triệt; “Cần nghiên cứu hạn chế án tử hình trong
Bộ luật hình sự”. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-
2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 cũng tiếp tục nhấn mạnh quan điểm trên về
hình phạt tử hình: “Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình
theo hướng chỉ áp dụng đối vối một số ít loại tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng”.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn khách quan và
trên cơ sở quán triệt đường lôi chính sách hình sự của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong các nghị quyết nêu trên,
Chính phủ đã trình Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một sô
điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 tại kỳ họp thứ 4,
Quốc hội khóa XII. Dự thảo này đã đề nghị chỉ giữ lại 12
149