Page 23 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 23

có nguy cơ bị đói; dời sống của các người dân nghèo di cư đến
        miền núi vốn đã quá khó khăn ở nơi nguyên quán, thì cũng tiếp
        tục  còn nhiểu khó khăn trong thời  kì đầu mới  lập nghiệp,  nên
        họ phải  tích cực khai phá rừng  để có nơi canh tác và cải  thiện

        đời  sống.
           Theo  thống  kê  của  Cục  Kiểm  lâm,  trong 9  tháng  đầu  năm
        2002, cả nước đã xảy ra  1.054 vụ cháy rừng vói  15.369ha rừng
        bị  cháy. Trung bình mỗi ngày xảy ra 3 vụ đốt  rừng  với khoảng
        57ha rừng.

           Cùng với cây rừng, cần lưu ý đặc biệt đến các dộng vật rùng
        (thú, chim...). Cho đến nay vẫn còn diễn ra các cuộc  sãn bắt các
        dộng vật  rùng  (ở đất liền và rừng  ngập mặn),  không  từ bỏ  loại
        nào, nhất là các loài quý hiếm, các loài được ghi tên trong Sách
        Đỏ Việt Nam  lại càng bị  lùng dữ dội. Thỉnh  thoảng,  lực  lượng
        cảnh sát, hải quan phát hiện được và bắt giữ hàng chục loài động
        vật rừng bị chở lậu về phía biên giới để bán kiếm tiền. Cũng như
        đối với cây rừng, trong số nhiều nguyên nhân của tình hình trên,
        cần kể đến: sự túng thiếu của người dân địa phương; sự hám tiển
        dễ kiếm của bọn gian tham;  sự thờ ơ của nhân dân địa phương;
        sự thiếu  trách  nhiệm,  cả  sự đồng  lõa  của  một  bộ phận  cán  bộ

        quản lí nhà nước và các ngành hữu quan đối với rừng và đa dạng
        sinh học.
           Nói tóm lại, nạn chặt phá rừng là vấn đề nhức nhối trong xã
        hội miền núi nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Cần phải
        có nhiều giải pháp sáng tạo, vô tư, cải thiện nhanh chóng và có
        hiệu quả đời sống cho nhân dân bản địa và những người di cư ồ

        ạt lên  miển núi để lập nghiệp.  Đây là một yêu cầu vô cùng khó

                                                                    23
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28