Page 149 - Phát Hiện Và Điều Trị Bệnh Loãng Xương
P. 149
độ dày mỏng của phần xương cứng, sự thô xốp, hoa văn
của chất xương xốp (sỢi xương), trạng thái biến đổi của
xương... Có thể lấy đó làm căn cứ để chẩn đoán xem có
bị mắc bệnh loãng xương hay không và phân đoạn quá
trình loãng xương đó. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra
X-quang vẫn tồn tại một số hạn chê nhất định, đã dần
dần bị những phương pháp chẩn đoán có độ chính xác
cao hơn thay thế.
13. Người bị bệnh loãng xương cần kiểm tra mật độ
xương như thế nào?
Phương pháp kiểm tra chẩn đoán bệnh loãng xương
tốt nhất là kiểm tra mật độ xương. Đây là một phương
pháp trắc định không gây tổn thương, không gây đau
đón. Căn cứ vào số lượng giá trị xác định được có thể
chẩn đoán lượng xương ít hay là bị loãng xương. Kiểm
tra mật độ xương (BMD) là một phương pháp kiểm tra
không gây thương tổn và đau đớn. Mục đích là thông
qua kiểm tra để biết được hàm lượng khoáng xương,
phân biệt được quá trình loãng xương, đưa ra được chẩn
đoán chính xác. Các phương pháp kiểm tra mật độ
xương thường sử dụng gồm có:
- Phương pháp chụp hình cắt lớp đơn quang tử
(SPECT): Máy chụp hình cắt lớp đơn quang tử là loại
thiết bị đã được đưa vào sử dụng rộng rãi để kiểm tra
loãng xương. Trước đây điểm kiểm tra thường là vỊ trí
giao điểm 1/3 đoạn giữa đốt xương dài cánh tay.
- Phương pháp đo độ hấp thụ tia năng lượng X
(DXA): Thời gian kiểm tra ngắn nhưng độ chính xác
149