Page 154 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 154
(nhận thức được những nhược điểm của người Việt); nhưng cũng không quá bi
quan về người Việt Nam.
- Cần có hành động phê phán những hành vi, lối sống vun vén cho quyền lợi
cá nhân; đề cao những tấm gương biết hy sinh cho quyền lợi chung của cộng đồng.
Câu 2.
1. Yêu cầu về kỉ năng
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về các tác giả Tô Hoài, Kim Lân và hai
tác phẩm: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, đặc biệt là qua nỗi thống khổ của hai nữ
nhân vật Mị và người “vợ nhặt”, làm sáng tỏ ý kiến: Thời nào cũng thế, thân
phận người phụ nữ là hình ảnh nổi bật cho thân phận con người.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây;
* Vài nét về tác giả và tác phẩm.
* Giải thích ỷ kiến:
- Thân phận là nỗi đau khổ của kiếp người, là cảnh ngộ không may mắn mà
do số phận định đoạt, con người phải trải qua.
- Ý khái quát: Nỗi khổ đau đã trở thành thân phận của người phụ nữ là nét
tiêu biểu cho nỗi đau khổ của thân phận con người.
* Cảm nhận về nỗi thống khổ của nhãn vật Mị và người "vợ nhặt ”
- Nỗi khổ đau của nhân vật Mị
+ Mị là cô gái Mèo trẻ trung, xinh đẹp, có tài, có khát vọng tình yêu, tự do
nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ.
+ Sống kiếp làm dâu nhà giàu, Mị bị hành hạ về thể xác, đày đọa về tinh
thần, bị vùi dập đến mức tê liệt sức sống và khát vọng.
+ Nghệ thuật: Nhân vật được đặt trong tình huống bi kịch, qua đó làm nổi
bật thân phận; nội tâm nhân vật được diễn tả vừa tinh tế vừa phong phú, phức
tạp; lời kể của nhà văn hòa vào dòng tâm tư nhân vật.
154