Page 153 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 153
mình, không quan tâm đến lợi ích của người khác cũng như quyền lợi chung của
tập thể, cộng đồng. Đây là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển về kinh tế cũng
như mọi mặt của cá nhân và đất nước.
* Bình luận:
- Đây là ý kiến đáng để chúng ta phải suy nghĩ:
+ Thực trạng: Nhận thức và hành động của công nhân Việt Nam nói riêng,
người Việt Nam nói chung là luôn thu vén lợi ích cá nhân mà không xem trọng
lợi ích cộng đồng, đáng tiếc là hiện tượng này đã trở thành một thực trạng khá
phổ biến, trở thành một lối sống.
+ Nguyên nhân: Xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, manh mún, người Việt
thường có tâm lí tiểu nông; thêm vào đó là những áp lực của cuộc sống hiện tại
và sự tác động của nền kinh tế thị trường khiến con người mải mê chạy theo
những giá trị vật chất.
+ Hậu quả: Lối sống cá nhân sẽ sinh ra mọi tính hư nết xấu như: lười biếng,
suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô..., làm băng hoại các giá
trị đạo đức xã hội truyền thống; kìm hãm sự tiến bộ xã hội.
Dĩ nhiên, mặt nào đó, theo hưóug tích cực, lợi ích cá nhân cũng góp phần
tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới.
- Tuy nhiên, ý kiến trên vẫn có phần cực đoan, phiến diện khi cho rằng:
người Việt sẽ muôn đời khố, người Việt chỉ biết...
+ Đây là nhận xét nóng vội, phiến diện, ít nhiều mang tư tưỏug “nước lớn”
khi nhìn nhận, đánh giá những nước đang phát triển.
+ Nguyên nhân: Do chưa hiểu đúng bản chất cũng như bản sắc văn hóa của
người Việt.
+ Thực chất: Nhận thức và hành động nói trên của người công nhân Việt
Nam là có thực, nhưng không phải là bản chất cố hữu của người Việt. (Người
Việt từ xưa vẫn sống đùm bọc, cưu mang nhau; trong nhímg hoàn cảnh đặc biệt
như chiến tranh, người Việt sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân, thậm chí là cả
tính mạng cho Tổ quốc).
* Bài học nhận thức và hành động:
- Lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân thưòng không đi đôi với nhau. Dung hòa
được chúng là điều cực kỳ khó khăn.
- Cần phải có những nhận thức đủng đắn, tránh ảo tưởng về người Việt
153