Page 152 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 152

Liên tưởng đến câu ca dao:

                                 Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
                            Ben thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
            Sự khác biệt trong  sáng tạo hình tượng thơ của Xuân Quỳnh  so với  câu ca
        dao trên:
            - Ca dao là cặp đôi thuyền - bến, thuyền thì long đong, phiêu dạt. Do đó, bến
        là nơi neo đậu, là chồ dựa của thuyền. Vì vậy có thể xác định:  thuyền là ẩn dụ về
        người con trai, còn bến là người con gái.
            - Thơ Xuân Quỳnh: là cặp đôi thuyền - biển,  cũng là ẩn dụ nhưng không tách
        bạch được,  không  minh định được  cho  từng đối  tượng,  chỉ  biết  là đôi  bên yêu
        nhau.  Song  sự  sáng  tạo  độc  đáo  mang  dấu  ấn Xuân  Quỳnh  là chỗ:  Biển  thì  vô
        biên,  vô tận không ngơi  nghỉ.  Không có bắt đầu,  cũng  không  có  chấm dứt,  lấy
        biển để diễn tả tình yêu, đó là sự lựa chọn rất hợp lý của Xuân Quỳnh.

            II. Phần làm văn
            Câu 1.
            1.  Yêu cầu về kĩ năng

            - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
            - Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
            - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
            - Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

            2.  Yêu cầu về kiến thức
            Trên cơ sở những hiểu biết về các vấn đề xã hội và thực tế đời sổng, đề bài
        yêu cầu thí sinh bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nhận xét của một người
        nước  ngoài đối với người Việt Nam.  Thí  sinh có thể trình bày theo nhiều cách,
        nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:
             * Giải thích ý kiến:

             - Lợi lộc nhỏ của cá nhân:  Món lợi nhỏ, lợi ích riêng tư của một người hay
        một nhóm người. Nó đối lập với lợi ích chung.

             - Lợi lớn của chung: Là chỉ lợi ích của tập thể, của cộng đồng.
             -  Nội  dung ý kiến:  Đây là ý kiến  của một người  nước  ngoài  (kỹ  sư người
        Nhật) nhìn nhận đánh giá người  lao động Việt Nam nói riêng và người Việt nói
        chung.  Họ  phê  phán  người  Việt  làm  việc  gì  cũng  chỉ  lo  cho  lợi  ích  riêng  của


        152
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157