Page 20 - Những Vị Thuốc Quanh Ta
P. 20

-  Viêm  loét:  Hoa  hoè,  hoa  kim  ngân  mỗi  thứ  15g,
          sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi. Với tổn thương
          viêm loét về mùa hạ,  có thể dùng hoa hoè 60g sắc đặc
          rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị bệnh nhiều
          lần trong ngày.

               Lưu ý: Hoa hoè tính hơi lạnh nên những người tỳ vị
          hư hàn  (hay đau bụng do lạnh,  thích chườm nóng,  ăn
          kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát) không
          được dùng vị thuốc này, nếu cần dùng thì phải phôi hợp
          với các dược liệu có tính ấm nóng.


               6.  Hoa mào gà

               a.  Thành phần và tác dụng
               Hoa mào gà còn có tên khác là kê quan hoa, kê công
          hoa, kê cốt tử hoa,  mồng gà,  lão lai thiểu.  Hoa mào gà
          có đủ các chất béo, axit folic, vitamin Bj, B2,  B4,  B12, c,
          D, E, K, các axit amin, nguyên tố vi lượng và nhiều loại
          men  thiên nhiên bao  gồm  cả  enzyme  nên có  tác  dụng
          cầm  máu  và  chữa  các  chứng  viêm  loét.  Theo  Đông  y,
          hoa mào gà vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt,
          trừ thấp,  lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để
          chữa  các  chứng  bệnh  như  xích  bạch  lỵ  (bệnh  lỵ  trực
          khuẩn hoặc amip), trĩ lậu hạ huyết (trĩ xuất huyết), thổ
          huyết  (nôn  ra  máu),  khạc  huyết  (ho  ra  máu),  tỵ  nục
          (chảy máu mũi), huyết lâm (tiểu buốt và ra máu), băng
          lậu (rong huyết, rong kinh, băng huyết), đới hạ (khí hư),
          di tinh.
               b. Bài thuốc phối hơp

               - Cao huyết áp: Hoa mào gà 3 - 4 bông, hồng táo 10
          quả, sắc uống hàng ngày.




                                                                   19
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25