Page 294 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 294
ánh đèn rực rỡ, thấy ánh sáng đèn nến lung linh với khói trầm
hương tỏa dịu lan dần như niềm vui trong lễ cưới, nghe tên và
pháp danh của mình được xướng lên rất trang trọng trong lời
cầu nguyện đôi trẻ được trăm năm hạnh phúc, lòng rộn ràng
khi mỗi người thay phiên nhau đọc lời phát nguyện từ nay vợ
chồng sống yêu thương nhau, thưong yêu và dạy dỗ con cái nên
người, kính trọng cha mẹ họ hàng đôi bên và cùng chung xây
dựng gia đình trong ánh sáng của từ bi và trí tuệ theo lời Phật
dạy. Trang nghiêm và thơ mộng của buổi lễ Hằng thuận sẽ trở
thành một kỷ niệm mà đôi vợ chồng sẽ mang theo suốt đòi và
sau này sẽ truyền lại cho con cái.
Lễ Hằng thuận trong chính điện chùa - hay nếu muốn, ở
ngoài trời với bàn thờ Phật trang hoàng thật đẹp - với nghi lễ
trang trọng và đầy đạo vị, có mục đích tạo duyên lành cho đôi
trẻ gia tăng niềm hạnh phúc hôn nhân và gia đình cha mẹ bà
con hai bên thêm nhiều tình thân thiết.
Trong nghi thức Hoa Đạo, Trà Đạo hay Thi Đạo, người
tham dự cảm nhận được cái đẹp của đời sống hàng ngày một
cách riêng biệt, như lúc ngắm bình hoa, lúc thường thức vị trà
trong tĩnh lặng hay khi lòng rung cảm với lời thơ tự nhiên trào
dâng trong lòng. Đặc biệt, trong lễ Hằng thuận, sự cảm nhận
niềm vui này vượt lên trên giới hạn cảm xúc riêng tư cá nhân
và hòa nhập vào tâm thức mọi người trong buổi lễ, làm phát
sinh niềm hạnh phúc chân thật và ấm áp trong tim cô dâu chú
rể, tình thân thiết vui vẻ và cảm thông trong lòng bà con hai họ
cùng bạn bè thân hữu. Niềm vui lớn này còn được thắp sáng
bời lòng từ bi của chư vị tăng ni làm chủ lễ, chứng minh và cầu
nguyện chư Phật gia hộ cho đôi trẻ có được nhiều hạnh phúc
và thành công trong đời sống lứa đôi, có lòng thưong yêu hiếu
2 9 6 I N H Ữ N G N É T VĂN H Ó A Đ Ạ O P H Ậ T