Page 83 - Những Nền Văn Hoá Cổ Đại Trên Lẫnh Thổ Việt Nam
P. 83

84  Tủ sách  'Việl Nam ■ đất nước,  con ngưùi'


         nước  và  các  cây  lương  thực  khác  bằng  cuốc  đá.  Ngoài  ra,  họ
         còn  chăn  nuôi  gia  súc,  gia  cẩm  như  trâu,  bò,  lợn,  gà,  chó...
         Ngoài  việc  làm  nguồn  lương  thực  cho gia  đình,  thì  việc  chăn
         nuôi gia súc còn nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.  Họ
         còn biết đan lát và dệt vải, nghề đánh cá và săn bắt vẫn tồn tại
         ở một số bộ lạc, nhưng không phát triển như trước đây.

             Cùng với các bộ lạc Phùng Nguyên, trên đất nước ta lúc bấy
         giờ còn có nhiều bộ lạc cùng tiến vào giai đoạn sơ kỳ đồng thau,
         như: các bộ lạc Hoa Lộc, cồn Chân Tiên (Thanh Hóa), các bộ lạc ở
         luu vục sông Lam (Nghệ An), các bộ lạc vùng sông Mã (Sơn La).

             Nhìn  một  cách  tổng  quát,  cách  đây  khoảng  4.000  năm,
         trên phạm vi vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (lãnh thổ của nước
         Văn  Lang - Âu Lạc sau này), các bộ lạc - chủ nhân của văn hóa
         tiền  Đông  Sơn, đều  bước vào giai  đoạn  sơ kỳ đồng thau, sống
         định cư lâu dài, lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm hoạt động
         kinh tế chính, bên cạnh các nghề thủ công khác như làm gốm,
         chế tác đá.  Họ đã  tạo  tiền  đề cho  sự giải  thể của chế độ công
         xã thị  tộc  mẫu  hệ, để chuyển  biến  dần  lên  xã hội thị  tộc phụ
         hệ và hình thành nhà nước Văn Lang.
             ở  những  nơi đây,  công cụ  bằng đá phổ biến  và  chiếm ưu
         thế  tuyệt  đối.  Đồ  trang  sức  bằng  các  loại đá,  đá  bán
         quý, ngọc được tìm thấy  nhiều,  đặc biệt là các vòng đá. Ngoài
         đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ
         khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí.
             Cùng  thuộc  sơ kỳ  thời  đại  đồ  đồng  ở Việt  Nam  như văn
         hóa  Phùng  Nguyên  còn  có văn  hóa  cồn  Chân  Tiên,  Hoa
         Lộc (lưu  vực sông  Mã),  văn  hóa  của  các  bộ  lạc  người  nguyên
         thủy ở lun vực sông Lam, của các bộ lạc ở thượng lưu sông Mã
         (huyện Sông Mã, tỉnh Son  La), văn  hóa Tiền Sa Huỳnh (Trung
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88