Page 82 - Những Nền Văn Hoá Cổ Đại Trên Lẫnh Thổ Việt Nam
P. 82

Những nền văn haá cố trên lãnh ửiầ Việt Nam  83



      VĂN HOÁ PHÙNG NGUYÊN  (2.000 -  1.500 TCN)


         Văn  hóa Phùng Nguyên là một nền văn  hóa tiền sử thuộc
     sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng
     4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã
     Kinh  Kệ,  huyện Lâm  Thao,  tỉnh Phú  Thọ,  nơi  đầu  tiên  tìm  ra
     các  di  chỉ  của  nền  văn  hóa  này. Di  chỉ  văn  hóa  Phùng
     Nguyên đã  được  phát  hiện  ở  Phú  Thọ, Bắc  Ninh, Hà  Tây, Hà
     Nội, Hải  Phòng và  một vài  nơi  khác  trong  luu vực sông  Hồng.
     Tính đến năm  1998, có khoảng 55 địa điểm đã được phát hiện
     có di chỉ văn  hóa đồng dạng với các di chỉ  tại  Phùng Nguyên,
     trong đó có 3 địa điểm có di cốt người.
         ở  buổi  đầu  thời  đại  đồng  thau  (cách  nay  khoảng  4000
     năm), các bộ lạc Việt cổ định cư trong các xóm làng có những
     hoạt động kinh tế chủ yếu nào?
         Vào  cuối  thòi  đại  đá  mới,  cư  dân  các  bộ  lạc  sông  ở  lưu
     vực sông  Hồng,  trên  cơ sở phát  triển  kỹ  thuật  chế tác  đá,  làm
     gốm,  đã biết đến  một loại  nguyên  liệu  mới là đồng và kỹ  thuật
     luyện  kim đồng thau, mặc dù còn ở buổi đầu. Trong đó, văn hóa
     Phùng Nguyên đã mở ra kỷ nguyên của nền văn minh thời đại đồ
     đồng ở Việt Nam, cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Trong các di
     chỉ của văn hóa Phùng Nguyên (Vĩnh Phúc) các nhà khảo cổ học
     đã tìm thấy di cốt người, các cục đồng và xi đồng. Điều đó chứng
     tỏ các cư dân Phùng Nguyên đã luyện đồng ngay ưên địa bàn cư
     trú  của  họ.  Với  những  bằng  chứng  nói  trên,  chúng  ta  có  thể
     khẳng định rằng cư dân Phùng Nguyên đã mớ đầu cho thòi đại
     đồng thau ờ Việt Nam vào giai đoạn sơ kỳ.
         Cư dân  Phùng Nguyên chủ yếu  làm nghề nông, trồng lúa
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87