Page 205 - Những Danh Tướng Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 205
Những danh tướng trong lịch sử Việt Nam 207
cũng dặn tôi: Không được ghi chép gì, chỉ nhớ kỹ các vấn đề
đồng ch í dặn trong óc, bảo đảm tuyệt mật trong chuyến
công tác này.
M ột lần khác, năm 1972 tôi ở mặt trận Quảng T rị ra
Tổng hành dinh (trong thành Hà N ội) đc báo cáo ý kiến của
Thượng tướng Văn Tiến Dũng và Bộ T ư lệnh chiến dịch
Quảng T rị. T ô i được lệnh sang gặp Đại tưóng V õ Nguyên
Giáp ở nhà riêng. Tại đây, anh Văn gọi tôi ra vườn hoa
Phong Lan trong khu nhà anh, vừa đi lại trong vườn đê nghe
tôi báo cáo. Th ấ y tôi cầm quyển sổ ghi chép và nhìn sổ đê
háo cáo. Dại tướng cầm lấy cuốn sổ trên tay tôi rồi nhét vào
"xắc cốt" của tôi và nói: "Cán bộ tác chiến các cậu hễ báo cáo
là phải giỏ sách ra. K h i khép sách lại không nhớ gì cả à? Cán
bộ tham mưu tác chiến là phải dùng cái "đầu". Mọi việc phải
nhớ trong "đầu", không phải chỉ trong sách vở". Sau đó vừa
đi lại trong vườn, đồng chí bảo tôi nắm được tình hình chiến
sự như thế nào, báo cáo như thế ấy. Các anh trong mặt trận
có ý kiến đề nghị phương án như thế nào, thì báo cáo rõ
ràng, đúng đắn như thế ấy.
Đại tưóng Võ Nguyên Giáp đạt tới một kỷ lục rất cao về
cường độ lao động. Bộ óc của Tổng T ư lệnh luôn suy nghĩ,
không ngừng suy nghĩ. Ngay cả những khi đau yếu, Đại tướng
vẫn gọi cán bộ tác chiến vào Bệnh viện 108 đến bên giường
bệnh báo cáo tình hình chiến trường. Đã nhiều lần Đại tưóng
sửa đi, sửa lại trong các bức điện hoặc các bản mệnh lệnh chi
thị chiến đấu gởi các T ư lệnh chiến trưòng, do anh em tác
chiến chuẩn bị, sao cho gọn nhất, rõ ràng nhất, bày vẽ cho
chúng tôi nâng cao trình độ công tác tham mưu.
C ó khi Đại tướng tự tay viết điện vào sổ điện cơ yếu và
ký tên. V í dụ như trong ngày 07/4/1975, đồng chí tự tay viết
điện gửi các đơn vị: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo,