Page 272 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 272
cứ tình huống nào, thì sẽ hạn chế tối đa sự bể bạc. Anh Mười còn nói nếu
ai đê’ bị địch bắt vì vi phạm nguyên tắc bí mật thì dù ở tù có giữ được khí
tiết, sau khi ra tù cũng vẫn bị kỷ luật. Chúng tôi ai cũng nhập tâm những
lời dạy dỗ của anh Mười. Sau khi được trang bị khá kỹ kể cả các giấy tờ cần
thiết cho hoạt động bí mật, tất cả chúng tôi Lê Thị Riêng, Đỗ Hữu Bích,
Đỏ Duy Liên, Nguyễn 'Thị Chơn đã xầm nhập nội thành, hoạt động bình
yên từ 1965 đến 1967, xây dựng được nhiêu cơ sở, đưa được nhiếu phong
trào công nhân lao động và phụ nữ lên những bước mới đầy triển vọng.
Khu ủy Sài Gòn có biểu dương công lao của chúng tôi và anh Mười được
báo cáo rất vui mừng, có nhắn lời thăm hỏi và dặn dò công tác tốt. Đùng
một cái, vào đẩu năm 1967, tất cả gần như sụp đổ. Bốn chúng tôi: Riêng,
Duy Liên, Bích, Chơn đểu bị sa lưới địch. Nguyên nhân bị bắt là do bọn
đẩu hàng khai báo, nhìn mặt tình cờ chứ không phải do chúng tôi vi phạm
nguyên tắc hoạt động bí mật. Trong nỗi mất mát đó, có một điểu vô cùng
tuyệt diệu và lớn lao là tất cả chúng tôi đểu kiên cường chịu đựng tất cả
những mánh khóe xảo quyệt và đòn vọt khảo tra, cho nên không hể có sự
bể bạc nào cho cơ sở, không có một trạm nút giao liên nào bị khai báo. Do
đó, mặc dù chúng tôi đểu vào tù, tẫt cả các cơ sở bên ngoài vẫn hoạt động
bình thường. Kỳ tích này là có sự đóng góp của anh Mười chúng tôi.
Trong tù mỗi khi nằm nhớ lại những lời dạy dỗ ân cẩn của anh Mười, tôi
thường khóc một mình, vừa nhớ thương đổng chí, vừa thương thân mình.
Và khi đó hai câu thơ của anh Thanh Tịnh; “Giữa dòng thác lũ nghiêng
trời đất. Một cánh đào trôi khó ngưỢc dòng” gửi cho vỢ để thông cảm cho
nghịch cảnh mà chị gặp phải nên đã đi lấy chổng khác, được tôi sửa lại cho
phù hợp với hoàn cảnh của mình, trong đau thương nhưng bằng mọi giá
phải chiến thắng:
Giữa ngàn thác lủ nghiêng trời đất
Một cánh đào trôi cứ ngưỢc dòng
Từ bấy đến nay, thời gian trôi đi đã trên 30 năm rồi, từ khi chúng tôi
ở tù, cũng trên 30 năm rồi khi chúng tôi vĩnh biệt chiến khu, từ giã anh
Mười thân thương để đi vê' một chiến trường I Tư (14) đẩy bất trắc trong
lòng một kẻ thù đầy hung bạo.
271