Page 160 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 160
Có nhiều phương hướng để đưa rác vào sử dụng, nhưng rác thải rất khó lọc,
chính điểu này khiến cho việc khai thác nguồn năng lượng này không thể tiến
hành nhanh chóng. Tuy nhiên khi kinh tế phát triển và đời sống con người được
nâng cao, rác thải sẽ trở thành vấn để lớn ảnh hưởng đến môi trường sống, đặc
biệt là ở khu vực thành thị. Do vậy vấn đề vê' rác thải ngày càng được các cấp
chính quyển có liên quan chú trọng. Theo thống kê của thành phố Bắc Kinh, mỗi
ngày thành phố này "sản sinh" ra 4.500 tấn rác thải. Năm 1980, lượng rác thải sinh
hoạt cùa toàn thành phố mới chỉ là 1,5 triệu tấn, nhưng đến năm 1982 con số này
đã lên đến 1,67 triệu tấn. Năm 1977, lượng rác thải ở thành thị của Nhật Bản đạt
41,26 triệu tấn. Mỹ là quốc gia có lượng rác thải lớn nhất trên thế giới, năm 1976,
lượng rác thải của nước này là 13 triệu tấn. Nếu có thể biến tất cả rác thải thành
năng lượng thì rác thải quả đúng là một tài nguyên vô cùng quí giá...
Công nghiệp tái chế rác thải
để tận dụng triệt để tài nguyên từ rác ở Mỹ
Với mục tiêu làm xanh, sạch môi trường, chính phủ Mỹ đã chi hàng tỉ USD
mỏi năm cho các quy trình tái chế rác thải ở nùớc này.
Tái chế chai nhựa:
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, hiện nước này tái chế rác thải ở mức kỷ
lục, gần 85 triệu tấn chỉ riêng trong năm 2007. Các loại chai nhựa, một trong
những loại rác được tái chế nhiếu nhất, tùy từng loại nhựa mà có thể sử dụng dể
sản xuất ra các loại vật dụng hữu ích khác.
161