Page 120 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 120

Nếu đặt sắt (nhiệt độ nóng chảy là  1.540°C) và bạch kim  (nhiệt độ nóng chảy là

      1.750°C) trên tiêu điểm thì chúng sẽ biến thành chất lỏng, điều này đủ thấy nhiệt
      độ ở tiêu điểm này cao đến mức nào.

          Hiện nay việc dùng gương cầu lõm để chế tạo thiết bị tụ nhiệt năng lượng Mặt
      Trời đã rất phổ biến. Ví dụ như có một loại bếp Mặt Trời dạng tụ quang có hình
      dạng giống như cái ô, nhưng nó lại giương ra ngược hướng về phía Mặt Trời. Một
      cái  ô  Mặt Trời  có đường kính  l,5m có  thể đạt đến nhiệt độ 400  -  500°c  ở tiêu
      điểm  của  nó,  nhiệt  độ  này đủ  nóng để đun  nước,  nấu  cơm,  rất  thuận  tiện  khi
      mang  đi  dã  ngoại.  Để phản  xạ  được tốt  ánh  Mặt  Trời  thì  người  ta  dùng  màng
      terylen  sơn  nhôm  để  làm  mặt  phản  xạ.  Đề  mặt  ô  luôn  chuyển  động  theo  sự
      chuyển động của Mặt Trời thì người ta lại chế tạo ra bếp Mặt Trời tự động đuổi
      theo ánh sáng.

          Bây giờ chúng ta hãy trở lại câu chuyện về Acsimet dùng gương đốt tàu địch.

      Các này sử học cho rằng, thời Hi Lạp cổ không có thấu kính, lại cũng không có
      gương tráng thủy ngân, cho dù có gương phản quang đi chăng nữa thì cũng không
      thể đốt cháy được con tàu ở tít ngoài biển Địa Trung Hải được.  Do vậy, họ cho
      rằng câu chuyện này hoàn toàn là hư cấu.

          Tuy nhiên  một nhà khoa  học  Pháp  lại  cho  rằng,  tuy câu  chuyện  là hư  cấu,
      nhưng phương pháp Acsimet sử dụng hoàn toàn phù hợp với nguyên lý khoa học.
      Vậy nên ông quyết định thực hiện lại phương pháp của Acsimet. Năm 1947, trong
      khu vườn  của mình ở Paris, ông đã xếp  360  mặt gương hình vuông cạnh  15cm
      thành hình parabol,  làm  cho  ánh sáng Mặt Trời phản xạ  đến một đống củi  đặt
      cách xa 70m. Trong một ngày nắng gay gắt, nhà khoa học đang dán mắt theo dõi
      kết quả thí nghiệm. Ánh sáng Mặt Trời quả thực hội tụ trên đống cùi.  1  phút, 2

      phút, 3 phút...  trôi qua. Quả nhiên chẳng bao lâu sau, củi bắt đầu bốc khói, tiếp
      đó có lửa phát ra, cuối cùng đống củi bốc cháy.
          Thí nghiệm trên đã chứng minh được rằng phương pháp của Acsimet là hoàn
      toàn đúng. Tuy nhiên theo tính toán, thì muốn đốt cháy một tàu chiến ở cách xa

      ngoài Ikm thì phải dùng tới hơn 1.000 cái gương có đường kính lOm. Nếu thời Hi
      Lạp cổ đã xuất hiện gương đổng rồi và đường kính của gương đồng là  lOcm, vậy
      thì cũng cần  10 triệu miếng gương đổng nhỏ mới có thể đốt được chiếc tàu chiến
      ở cách  lOkm. Làm sao có thể làm ra  10 triệu cái gương đổng vào thời Hi Lạp cổ


                                                                                  121
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125