Page 119 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 119
Con tàu này vốn làm bằng gỗ, buồm làm bằng vải. Dưới ánh sáng Mặt Trời hội tụ
lại, thân tàu và buồm bắt đầu bốc cháy, ngọn lửa thiêu trụi con tàu, binh sỹ trên
tàu chết hết và thế là thành Syracuse thoát nạn.
Người Syrơcuse cổ dùng dương phản xạ ánh sáng Mặt Trời để đốt tàu địch
Vậy làm sao kỳ tích này lại có thể xảy ra ở thành Syracuse đây? Chính là do
năng lượng Mặt Trời. Từ câu chuyện này ta có thể thấy được rằng từ xưa, con
người đã biết dùng gương để phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
Loại gương dùng để hội tụ ánh sáng Mặt Trời tốt nhất chính là gương cầu lõm.
Điểu này thì người lao động Trung Quốc cồ đại sớm biết đến. Trong cuốn sách
“Luận hằng” của học giả Vương Sung đời Hán có ghi chép rằng; “Chú dương tọa
thử hỏa vu nhật” (Đúc dương toại để lấy lửa từ Mặt Trời). Dương toại là một dụng
cụ lấy lửa bằng ánh sáng Mặt Trời. Nó chính là một gương cầu lõm.
Gương cầu lõm là loại gương có hình dạng lõm vào có gắn một mặt cong, khi
ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nó, nó có thể phản xạ chúng lên một tiêu điểm.
Gương cầu lõm hiện đại thường có hình parabol có thể hội tụ hơn 80% ánh sáng
Mặt Trời vào một tiêu điểm, khiến tiêu điểm này có nhiệt độ rất cao.
Dùng thấu kính lồi cũng có thể hội tụ được ánh sáng Mặt Trời vào thế kỷ
XVIII, nhà hóa học Pháp Lavoisier đã làm một thí nghiệm như sau. ông làm một
thấu kính lồi có đường kính là l,32m. Khi Mặt Trời chiếu lên thấu kính, thấu kính
sẽ hội tụ ánh sáng Mặt Trời ở một điểm, ở tiêu điểm này sẽ có nhiệt độ rất cao.
120