Page 425 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 425
2. Những sự phá hoại khủng khiếp
Chiến tranh và những hậu quả của nó nhƣ một nghịch lí lớn
trong lịch sử tiến hóa nhân loại. Hầu nhƣ những thành tựu khoa
học - kĩ thuật mới nhất, hiện đại nhất đều dùng cho các mục đích
quân sự - chính trị. Nói cách khác, chiến tranh đã thu hút, tập
trung cao nhất những nỗ lực sức ngƣời, sức của, những phƣơng
tiện và thành tựu khoa học - kĩ thuật. Theo đó, sự tàn phá của
chiến tranh ngày càng mang tính tàn sát và hủy diệt.
Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) lần
đầu tiên xuất hiện xe tăng và máy bay. Các vũ khí và phƣơng
tiện quân sự đƣợc cải tiến không ngừng, đến Chiến tranh thế giới
thứ hai (1939 - 1945) đã ra đời các loại xe tăng thiết giáp nặng
hơn nhƣng cơ động hơn, các loại máy bay bay cao hơn, xa hơn
và mang nặng hơn: lần đầu tiên xuất hiện rađa, tên lửa và nhất là
vào giai đoạn cuối của cuộc chiến đã dùng đến bom nguyên tử.
Thế giới đã bị tàn phá nghiêm trọng.
Trƣớc hết là về sinh mạng con ngƣời. Theo Pôn Kennơđi
trong cuốn Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, chỉ
trong cuộc chiến tranh "tổng lực 1914 - 1918" khoảng 8 triệu
ngƣời đã chết trong các trận chiến, 7 triệu ngƣời nữa bị tàn phế
lâu dài và 15 triệu ngƣời bị thƣơng nặng, đại đa số những ngƣời
này đang ở độ tuổi thanh xuân. Ngoài ra, châu Âu (không kể
Nga) có hơn 5 triệu ngƣời đã chịu hậu quả chiến tranh nhƣ bệnh
tật, nạn đói và thiếu thốn. Còn hàng triệu ngƣời bị thƣơng vong
trong các cuộc đụng độ ở biên giới và dịch bệnh sau chiến tranh.
Tổng số thƣơng vong lên đến 60 triệu ngƣời, gần một nửa ở
Nga, còn Pháp, Đức và Ý cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong thảm
họa đó, cái không thể đo đƣợc là nỗi thống khổ và sự xao động