Page 423 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 423
khác nhau, sự tàn phá và sức hủy diệt của các loại vũ khí, bom
đạn tới mức khó lƣờng đƣợc hết.
Chiến tranh là một hiện tƣợng phức tạp, là sự tiếp tục cuộc
đấu tranh chính trị của các quốc gia, dân tộc và giai cấp bằng
bạo lực quân sự. Thực tế lịch sử cho thấy cần phân biệt hai loại
chiến tranh: chính nghĩa và phi nghĩa.
Những cuộc chiến tranh chống xâm lƣợc, giải phóng dân
tộc, chống sự cai trị của ngoại bang là chiến tranh chính nghĩa
đƣợc nhân dân thế giới ủng hộ. Dù đất nƣớc có bị tàn phá, nhân
dân phải chịu đựng hi sinh nhƣng nhiều dân tộc vẫn đƣơng đầu
với chủ nghĩa đế quốc để giành độc lập và tự do. Cuộc kháng
chiến 30 năm của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ (1945 - 1975) đƣợc coi là cuộc chiến tranh thần
thánh, đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngƣợc lại, những cuộc
chiến tranh xâm chiếm và giành giật thuộc địa giữa các đế quốc,
nhằm giữ ngôi bá chủ thế giới, nhằm bành trƣớng lãnh thổ, xâm
phạm chủ quyền nƣớc khác... mang tính phi nghĩa và hết sức tàn
bạo.
Thế kỉ XX đã xảy ra hai lần chiến tranh thế giới vào các
năm 1914 - 1918 và 1939 - 1945.
Tháng 8 - 1914, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
là hậu quả của những mâu thuẫn về quyền lợi và sự giành giật
thuộc địa không thể điểu hòa đƣợc giữa hai tập đoàn đế quốc:
khối "Liên minh" gồm Đức, Áo - Hung, Thổ Nhĩ Kì, Bungari và
khối "Hiệp ƣớc" gồm Anh, Pháp, Nga...
Hai mƣơi năm sau, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -
1945) lại diễn ra với quy mô và cƣờng độ ác liệt chƣa từng thấy.
Nhƣng khác với năm 1914 - 1918, chiến tranh thế giới thứ hai
phức tạp hơn về nội dung chính trị, tính chất giai cấp và dẫn tới